Nội dung chính Lịch sử 9 kết nối Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 18: VIỆT NAM TỪ 1976-1985
1. Cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước
+ Sau Đại thắng Xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Thực tế đó là trái với nguyện vọng của nhân dân cả nước là muốn Việt Nam có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là một yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, tạo cơ sở pháp lí để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực khác. Đồng thời, tạo ra điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của Tổ quốc và nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 - 1991
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Nội dung đường lối đổi mới được bổ sung và phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991). Đại hội VII khẳng định: Đổi mới phải diễn ra toàn diện và đồng bộ với bước đi, hình thức phù hợp và không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Đại hội VII cũng thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội".
+ Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, nghĩa là đổi mới trong tất cả các lĩnh vực và cùng lúc, quan trọng là đổi mới kinh tế và chính trị phải gắn bó mật thiết với nhau, quan trọng nhất là đổi mới về kinh tế. Những thành tựu bước đầu của công cuộc Đổi mới đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc đề ra và thực hiện đường lối đổi mới, từ đó, đem lại niềm tin cho nhân dân và tạo ra tiềm lực cho đất nước trong giai đoạn tiếp theo.
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991