Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Giáo án bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

  • Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. 

  • Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991.

  • Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1985; Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991; Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích được nguyên nhân, đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới của đất nước; Giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử). 

  • Tranh, ảnh, số liệu về kinh tế Việt Nam trước Đổi mới, bầu cử Quốc hội thống nhất năm 1976, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nhà máy thủy điện Hòa Bình. 

  • Bài hát Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới (Nhạc và lời: Phạm Tuyên, 1979); Đoạn phim tài liệu về Sài Gòn tháng 5 – 1975: Những ngày đầu giải phóng, bản tin thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam vào sáng 5/3/1979, video về Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – Mở ra thời kì đổi mới đất nước.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, HS tìm những từ khóa có liên quan đến chủ đề Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991.

c. Sản phẩm: Các từ khóa về chủ đề Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ HS 2 đội viết ra bảng phụ tên các từ khóa có liên quan đến chủ đề Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991.

+ Sau 3 phút, đội nào có nhiều từ khóa đúng và chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số từ khóa có liên quan đến chủ đề Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991:

1. Thống nhất.

2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Biên giới Tây Nam.

5. Mặt trận Vị Xuyên.

6. Chủ quyền.

7. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

8. Kế hoạch 5 năm.

9. “Kinh tế mới”.

10. Công cuộc Đổi mới.

11. Thị trường.

12. Lưu thông thuận lợi.

13. Xuất khẩu gạo.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiếc cầu Hiền Lương vắt ngang trên dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 có hai màu xanh - vàng, vì trong thời kì chiến tranh, khi phía bờ Bắc sơn màu xanh thì phía bờ Nam sơn lại màu vàng. Sau ngày 30/4/1975, lịch sử đã sang trang, đất nước thống nhất, chiếc cầu hai màu trở thành di tích. Từ năm 1975 đến năm 1991, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991.

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Trình bày nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 1, Hình 18.2, thông tin mục 1 SGK tr.91 – 92 và trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Trình bày nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.91 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Tư liệu. “Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, những thuận lợi mới, những thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hóa và củng cố quốc phòng. Thống nhất đất nước càng tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, thống nhất càng sớm thì càng phát huy sức mạnh toàn diện của Tổ quốc”.

(Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, 2004, tr.373 – 374)

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Sau Đại thắng Xuân 1975, tình hình Việt Nam như thế nào? 

+ Tìm từ khóa thể hiện sự cấp thiết, tầm quan trọng của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước: tạo ra sức mạnh mới, những thuận lợi mới để phát triển, tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế, phát huy sức mạnh toàn diện.

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác Hình 18.2, thông tin mục 1 SGK tr.92 và trả lời câu hỏi: Trình bày nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Hình 18.2. Quốc huy 

của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục khai thác Hình 18.2 và trả lời câu hỏi:

+ Cho biết ý nghĩa của việc việc quy định Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

+ Chia sẻ những điều em biết về ý nghĩa của Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

- GV liên hệ, vận dụng, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”.

- GV phổ biến luật chơi: 

+ HS chia làm 2 đội. HS trả lời câu hỏi của GV ra bảng phụ.

+ Đội nào có câu trả lời đúng, chính xác hớn, đó là đội chiến thắng.

Câu hỏi: Em hiểu như thế về câu nói “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt lí giải vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước và những nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Ý nghĩa của việc việc quy định Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là biểu hiện của sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước; là cơ sở để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của đất nước.

Quốc huy là biểu tượng của đất nước, của dân tộc,  có hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở  dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó,   5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh; hình  ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho  công nghiệp,..

- GV mời đại diện 2 đội chơi trả lời câu hỏi trò chơi:

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới lần đầu vào tháng 2/1958. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đã bảy lần nói đến điều này. Từ đó cho thấy sự nhất quán của Người về tính thống nhất, không thể chia rẽ, tách rời Nam bộ khỏi Việt Nam; về thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Sâu xa hơn, đó còn là chân lý ngàn đời của lịch sử Việt Nam, một tình cảm thiêng liêng, một ý chí sắt đá bảo vệ toàn vẹn non sông mà không một thế lực ngoại bang hay cơ hội trong nước nào có thể phá vỡ được, dù cho đó là lịch sử ngàn năm qua hay mãi mãi sau này.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là một yêu cầu tất yếu, khách   quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của  nhân dân cả nước, tạo cơ sở pháp lí để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực khác. Đồng thời, tạo ra điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của Tổ  quốc và nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

- Yêu cầu từ thực tiễn bối cảnh Việt Nam sau năm 1975: đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song  ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau (Chính phủ  Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam).

Trái với nguyện vọng của nhân dân cả nước là muốn Việt Nam có một  chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

- Những nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ:

+ Ngày 25/4/1976: tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội thông qua:

+ Chính sách đối nội và đối ngoại.

+ Quyết định:

  • Tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Quốc huy, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.

  • Quốc ca là bài Tiến quân ca,.

  • Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Tư liệu 1: Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

     1.1. “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước,.... Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, những thuận lợi mới để phát triển kinh tế văn hoá và củng cố quốc phòng. Thống nhất đất nước càng tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế”.

(Dẫn theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 29/9/1975)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh vào Sài Gòn dự Hội nghị Hiệp thương

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Hội nghị Hiệp thương chính trị tại

Hội trường Thống nhất (tháng 11/1975)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên đặc biệt

về chủ trương hoàn thành thống nhất Tổ quốc về mặt nhà nước

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Nhân dân thành phố Sài Gòn chào mừng thắng lợi Hội nghị 

Hiệp thương Chính trị hai miền Bắc - Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Tổng Bí thư Lê Duẩn thực hiện 

quyền bầu cử công dân ngày 25/4/1976

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu 

bầu đại biểu Quốc hội khóa VI

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Chiến sĩ Hải quân Hạm đội 147 bầu cử Quốc hội thống nhất, hòm phiếu 51, Thành phố Hồ Chí Minh (1976)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Nhân dân quận 6, TP. Hồ Chí Minh 

bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa VI

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Nhân dân Tây Nguyên bỏ phiếu

bầu đại biểu Quốc hội khóa VI

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Nhân dân thành phố Huế bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Cổ động bầu cử Quốc hội thống nhất ở tỉnh Hoàng Liên Sơn, tháng 4/1976

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp gỡ 

các đại biểu QH khóa VI, tháng 6/1976

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Quốc hội biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất, 2/6/1976

Video: Quốc hội khóa VI - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=4O7IhSrkviU

Video: Tư liệu và hình ảnh quý về ngày Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1976.

https://www.youtube.com/watch?v=_QLQj37K7g0

Hoạt động 2. Tìm hiểu đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979.

- Nêu được những hoạt động nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 18.3 – 18.4, thông tin mục 2 SGK tr.92, 93 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

- Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979.

- Nêu những hoạt động nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 18.3 – 18.4, thông tin mục 2 SGK tr.92, 93 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Hình 18.3. Lời thề của người lính Vị Xuyên “sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử” khắc tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ trên Điểm cao 468 (Hà Giang)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Hình 18.4. Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma 

(Khánh Hòa)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN 

VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ

Nội dung

Bảo vệ

biên giới Tây Nam

Bảo vệ biên giới phía Bắc

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo

Thời gian 

 

 

 

Địa điểm

 

 

 

Nguyên nhân

 

 

 

Diễn biến

 

 

 

Kết quả

 

 

 

Ý nghĩa

 

 

 

Viết 1 – 2 dòng cảm nghĩ của em về 

sự kiện

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV cho HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể chuyện lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia là 2 đội chơi. Các đội chơi sử dụng một hình ảnh trong SGK hoặc hình ảnh GV cung cấp về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, kể câu chuyện lịch sử thể hiện qua hình ảnh đó. 

+ Sau thời gian 3 phút, HS dưới lớp và GV nhận xét về câu trả lời của 2 đội chơi, tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV cho HS xem thêm video Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

https://www.youtube.com/watch?v=2jUS7kFQNEI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

+ Dù là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, nhưng trước sự xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, sử dụng vũ lực để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 

+ Các cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hi sinh với quyết tâm không gì thay đổi được: đó là sự toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.

- GV mời đại diện 2 đội chơi kể câu chuyện lịch sử của đội mình.

Ví dụ:

GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ

     Ngày 11/3/1988, tàu vận tải HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam rời cảng Cam Ranh, tham gia thực hiện chiến dịch CQ – 88 (Chủ quyền 88). Trên tàu chở 1 phân đội của Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân và 70 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Công binh 83 Hải quân. Chiều ngày 13/3/1988, tàu đến đảo Gạc Ma. Ngay sau đó, 2 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, dùng loa yêu cầu hải quân, công binh Việt Nam rời khỏi đảo nhưng không được chấp nhận. Sáng sớm hôm sau, tàu Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo, cướp cờ, tấn công lực lượng quân đội Việt Nam và bắn chìm tàu HQ 604. Mặc dù chống trả quyết liệt nhưng cuộc chiến không cân sức đã khiến 64 chiến sĩ Việt Nam hi sinh, trong đó có Thiếu úy Trần Văn Phương – người khi ngã xuống tay vẫn nắm chặt cán cờ.

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991(3 tiết)

Chiến sĩ Hải quân với “Vòng tròn bất tử”

tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Video: Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở đảo Gạc Ma.

https://www.youtube.com/watch?v=eLw2b9eaFOM

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quân và dân Việt Nam là cuộc đấu tranh tự vệ, chính nghĩa, đã bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

2. Tìm hiểu đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Kết quả Phiếu học tập số 1 về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay