Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 8: Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN
VIẾT: VIẾT THƯ TRAO ĐỔI VỀ CÔNG VIỆC HOẶC MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM
I. Yêu cầu cần đạt
- Thứ có nhiều loại. Xuất phát từ mục đích viết, có thể chia làm hai loại: thư cá nhân và thư trao đổi công việc. Thư trao đổi công việc là loại văn bản mang tính chất hành chính.
+ Trong đó, người viết là cá nhân hoặc người có vị trí thay mặt cho tập thể của một đơn vị để nêu lên ý kiến trao đổi về một công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm với các đối tượng liên quan.
+ Thư trao đổi công việc có thể gửi qua bưu điện hoặc qua hộp thư điện tử (email), tin nhắn... Dù dưới dạng thức nào thì thư trao đổi công việc cũng cần được soạn thảo nghiêm túc, nội dung và hình thức phải mang tính chuyên nghiệp.
- Để soạn thảo thư trao đổi công việc cần chú ý:
+ Xác định mục đích: trao đổi nhằm mục đích gì?
+ Nội dung thư: trao đổi về công việc/ vấn đề gì?
+ Hình thức trình bày: thư trao đổi viết tay hay soạn thảo trên máy tính; bố cục các phần trong bức thư như thế nào?
+ Dạng thức gửi thư: gửi bằng văn bản qua bưu điện hay qua hộp thư điện tử.
II. Phân tích bài tham khảo
(1)
+ Người viết thư và người nhận thư là chị em ruột trong cùng một nhà.
+ Ngôn ngữ thể hiện: Ma-két-ta yêu quý; Em có khỏe không?; Kể cho chị nghe về Luân Đôn.
+ Người nhận đang đi học ở Luân Đôn, một nơi xa nhà.
(2)
Mục đích viết thư là trao đổi, bàn luận về sự việc: Tình trạng bất công với những người lao động ở Châu Phi.
(3)
Phần mở đầu thư bằng cách hỏi thăm về sữ khỏe, công việc đầy thân mật. Sau đó, nêu sự việc bằng cách gây tò mò cho người đọc: sự việc đúc kết một kinh nghiệm: “trông người mà nghĩ đến ta”
- Các sự việc tiếp theo được trình bày theo trình tự thời gian, liên quan đến câu chuyện mà người chị kể. Trình tự này có liên quan chặt chẽ dến mục đích viết thư.
(4)
Yếu tố bổ trợ để thuyết phục người đọc: tự sự, biểu cảm. Những yếu tố này làm cho bức thư thêm lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra.
(5)
HS tự rút ra kinh nghiệm sau khi đọc bức thư
2. Thực hành viết theo các bước
(a) Chuẩn bị
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
- Xác định những nội dung mà nhà trường cần trao đổi với phụ huynh trong việc hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
- Xem lại các yêu cầu viết thư trao đổi công việc ở mục định hướng.
(b). Tìm ý và lập dàn ý
- Có thể nêu các câu hỏi sau để tìm ý cho bài viết:
+ Vì sao hiệu trưởng viết thư tay?
+ Việc lựa chọn nghề nghiệp quan trọng như thế nào?
+ Vì sao cần trao đổi với phụ huynh về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh?
+ Có giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng nghề nghiệp là gì?
+ Trách nhiệm của nhà trường và gia đình như thế nào?
- Lập dàn ý: Lựa chọn các ý tìm được để sắp xếp nội dung theo hình thức một bức thư trao đổi công việc theo bố cục ba phần: mở đầu tư, nội dung chính và kết thúc thư.
(c). Viết
- Có thể soạn thảo thư trên máy tính hoặc viết tay nhưng phải báo đảm rõ ràng, trang trọng, đúng hình thức thư trao đổi công việc...
- Nêu vấn đề đúng trọng tâm, ngắn gọn, diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục....
- Có thái độ trân trọng, lịch sự, nhãn nhặn và thẳng thắn khi viết.
(d). Kiểm tra và chỉnh sửa
Đối chiếu với dàn ý đã làm để kiểm tra và chỉnh sửa theo những yêu cầu sau:
+ Nội dung và hình thức của bức thư đã được soạn thảo như thế nào?
+ Bức thư còn những lỗi nào? Xác định hướng khắc phục, sửa chữa.
3. Rèn luyện kĩ năng viết
+ Văn bản nghị luận không chỉ có sự kết hợp của các thao tác lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh...) mà nhiều khi còn phải kết hợp cả các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, biểu cảm...).
+ Sự kết hợp này giúp cho bài nghị luận vừa có được sự chặt chẽ, lô gich trong tư duy vừa có được sự sinh động hấp dẫn từ những hình ảnh, hình tượng.
+ Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục bởi lí lẽ vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí được sáng tỏ và thấm thía.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 8: Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm