Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá

Giáo án Bài 2 Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá sách Ngữ văn 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 2: NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HOÁ

(Mai Liễu)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thể thơ sáu chữ qua việc tìm hiểu bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá của tác giả Mai Liễu

- HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nếu mai em về Chiêm Hoá
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 44)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những cảm xúc, tâm trạng của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương mình vào mùa xuân
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân: Em hãy chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương mình vào mùa xuân

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Mùa xuân ở quê hương em đem lại cho em rất nhiều cảm xúc. Thời tiết dễ chịu, ấm áp, không như mùa đông lạnh giá. Mùa xuân thường có mưa phùn, mưa bụi. Những hạt mưa li ti rơi xuống giúp cho cây cối tốt tươi. Hạt mưa đọng lại trên các kẽ lá như những giọt sương đêm long lanh đến kì lạ. Chồi non xanh biếc nhú ra từ những cành cây tạo cho cây cối một sức sống mãnh liệt, không gian xanh mơn mởn của những rặng cây, tán lá ướt đẫm mưa xuân. Hoa đua nhau khoe sắc thắm: hoa cúc vàng, hoa mai rực rỡ, hoa đào hồng thắm, hoa bưởi nở trắng, hoa lay ơn, hoa lan, hoa đồng tiền với muôn sắc màu đẹp tươi. Mỗi dịp Tết đến, mẹ thường cắm một lọ hoa thược dược và hoa vi ô lét vì mẹ bảo rằng tết ở Hà Nội ngày xưa vào dịp tết, nhà ai cũng có một lọ hoa này, …

- Một trong những điều em ấn tượng nhất tại quê em mỗi khi xuân về đó là phiên chợ Tết. Phiên chợ tết quê em thật đơn sơ nhưng dẫu đi đâu xa quê ai cũng nhớ. Phiên chợ tết biết bao nhiêu là gian hàng, dù ít hay nhiều thì mỗi nhà đều phải sắm sửa cho mình những vật dụng cần thiết, sắm sửa trang trí lại ngôi nhà để thêm ấm cúng. Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, nhà nhà đều đủ các loại hoa nào là hoa cúc, hoa ly, hoa mai, hoa vạn thọ, hoa hồng, đặc biệt nhất là hoa đào rực rỡ, tô điểm sắc màu cho cả vùng một không gian rộng lớn của sân vườn, …

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Suốt cuộc đời cống hiến cho nền văn thơ, Mai Liễu là một trong những nhà thơ luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho những đề tài về quê hương và tình người miền núi. Đối với ông “quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút”. Và Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu ông viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và khám phá trong tiết học ngày hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Mai Liễu?

 

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Mai Liễu (1949 – 2020) tên thật là Ma Văn Liễu, quê tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo, ông lấy bút danh là Mai Liễu.

- Thơ của Mai Liễu chân thật và thấm đẫm tình cảm. Trong những tác phẩm của ông, tình cảm gia đình, tình cảm giữa người với người và tình yêu quê hương, miền núi được đề cao. Ngôn từ trong thơ Mai Liễu cũng đậm chất miền núi.

-  Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995),“Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

b. Tác phẩm

- Trích trong Thơ Mai Liễu, NXB Nhà văn, Hà Nội, năm 2015.

2. Thơ sáu chữ

- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ (sáu tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3. Ví dụ:

Nhà mình sát đường / họ đến

Có cho / thì có là bao

Con không bao giờ / được hỏi

Quê hương họ / ở nơi nào

(Trần Nhuận Minh)

- Bài thơ sáu chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm về thể thơ, bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hoá

+ Những đặc điểm của thể thơ sáu chữ được thể hiện như thế nào qua bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá?

+ Bài thơ viết về ai, viết về điều gì? Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là ai?

+ Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các phần của bài thơ

+ Em có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả?

+ Tìm các từ có thể thay thế cho từ “về” trong nhan đề của bài thơ. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nỗi nhớ vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên trong mùa xuân?

+ Chia sẻ ấn tượng của em và nêu nhận xét về bức tranh đó

+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong khổ hai của văn bản

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

I. Đặc điểm về thể thơ, bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá

1. Đặc điểm về thể thơ

- Mỗi dòng có bảy chữ

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 2/2/2, 2/4, 4/2. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.

2. Bố cục, mạch cảm xúc

- Bố cục:

+ Hai khổ đầu: Cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Ba khổ thơ sau: Cảm nhận của tác giả về con người và các phong tục quê hương

- Mạch cảm xúc:

+ Hai khổ thơ đầu: Nỗi nhớ vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá

+ Ba khổ thơ sau: Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

3. Nhan đề

- Bài thơ có nhan đề “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Đây cũng là dòng mở đầu gợi cảm hứng cho tâm hồn nhà thơ hướng về những ấn tượng đặc biệt của thiên nhiên, con người trong mùa xuân của mảnh đất quê hương

- Từ “về” gợi sự thân thuộc, gần gũi. Với từ “về”, mảnh đất Chiêm Hoá, địa danh trong bài thơ là một phần của kí ức, là quê hương mà mỗi người con của nó dù ở đâu cũng đau đáu hướng về. Ngược lại, từ “đến” hay “tới” gợi cảm nhận sự chiêm ngưỡng, khám phá một vùng đất mới với nhiều sự bất ngờ, thú vị

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nỗi nhớ vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh sau: “Tháng Giêng mưa tơ rét lộc”, “mùa măng”, “Sông Gâm đôi bờ cát trắng”, “đá”, “bến” ngẩn ngơ “trông nhau”, màu xanh ngút ngàn của “Non Thần”

- Nhận xét: Bức tranh đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên gần gũi, giản đơn nhưng có hồn tạo nên một mùa xuân tràn đầy sức sống. Bao trùm trong bức tranh tuyệt đẹp ấn chính là sự ấn tượng về màu sắc đầy sắc xuân, sức xuân: màu xanh ngút ngàn vươn lên cao của cỏ cây trên đỉnh Non Thần, màu trắng của cát đôi bờ sông Gâm, … Thiên nhiên và con người như đầy sức sống, như tươi mới, trẻ trung, xuân sắc hơn (Non Thần hình như trẻ lại)

-> Mùa xuân như mang đến một nguồn sinh khí mới mẻ, tràn đầy cho vạn vật

- Biện pháp tu từ nhân hoá được tác giả sử dụng thành công trong khổ thứ hai là “Đá ngồi chờ dưới bến trông nhau/ Non Thần hình như trẻ lại”

- Với biện pháp nhân hoá, thiên nhiên như được thổi tâm hồn, cảm xúc của con người, biết chờ đợi, trông ngóng “Đá ngồi chờ dưới bến trông nhau”. Đỉnh Non Thần như “bừng tỉnh”, được tiếp thêm sinh khí mà trẻ lại, sức sống náo nức của mùa xuân hoá thành sắc xuân xanh mượt mà, ngút ngát vươn cao giữa mây trời

2. Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN WORD BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

BÀI 6: TRUYỆN

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay