Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Câu nào dưới đây chứa hàm ý?
A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu, lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình linh như vậy
Câu 2. Đâu là phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ?
A. Quan tâm đến quan niệm sống và nhân cách con người
B. Nhẹ nhàng, sâu lắng
C. Gắn bó và phản ánh sâu sắc cách mạng
D. Quan tâm và đi sâu vào đời sống người lao động
Câu 3. Mô-i-e nổi tiếng với thể lại văn học nào?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Kịch
D. Thơ
Câu 4: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cũng nhau vui cười. Đoạn văn trên nhắc nhở binh sĩ về điều gì?
A. Nhắc nhở về tình cảm gắn bó như huynh đệ giữa chủ tướng và binh sĩ.
B. Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua.
C. Phê phán những biểu hiện sai trái.
D. A và B đúng.
Câu 5. Tác giả Dương Trung Quốc trích thơ “Bình Ngô đại cáo” vào văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? với mục đích gì?
A. Nước Đại Việt ta không hề thua kém phương Bắc: chúng ta đều có lịch sử, văn hóa, chủ quyền, hiền tài,…
B. Những ngày đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống quân Minh
C. Những trận thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
D. Đất nước ta sau khi giành chiến thắng trước quân Minh
Câu 6: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Nói thật với ông: chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chủ ấy nể tôi lắm.” (Lưu Quang Vũ).
A. Tôi không lo sợ gì cả, tôi có thể làm mọi thứ mà tôi muốn.
B. Chú em rể tôi sẽ lên chức Chủ tịch huyện.
C. Chủ tịch huyện phải sợ tôi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đoạn sau được trích từ “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng).
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
Câu nào chứa hàm ý trong đoạn trích trên? Nội dung của hàm ý đó là gì?
A. “Vô ăn cơm”. Hàm ý: Không vào ăn thì nhịn.
B. “Cơm chín rồi”. Hàm ý: Vào ăn cơm đi, đừng chờ tôi gọi ông bằng ba.
C. Cả A và B.
D. Không có câu nào.
Câu 8: Trong văn bản Đổi tên cho xã, chi tiết nào cho thấy ông Nha là người ảo tưởng?
A. Trước ghét, bây giờ không được ghét nữa.
B. Ta sẽ thắng giòn giã. Pháo Hùng Tâm phải đánh gục pháo Bình Đà, pháo Đồng Kỵ.
C. Quan trọng là cái tiếng, ông hiểu chưa?
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Qua văn bản Đổi tên cho xã,, ta có thể thấy đây là một vở:
A. Hài kịch
B. Bi kịch
C. Chính kịch
D. Tạp kĩ
Câu 10: Trong bài Cái kính, cái kính làm theo lời ông bác sĩ giỏi khác gì với cái làm theo lời ông đốc tờ?
A. “Tôi” không còn bị táo bón nữa mà bị tiêu chảy
B. Không còn gây ra chóng mặt buồn nôn nữa mà gây ra chảy nước mắt.
C. Mắt không còn bị lồi ra nữa mà bị lõm vào
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Giáo sư cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Lão thị
Câu 12: Trong bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục, chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc- đanh thích được nịnh nọt?
A. Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!
B. “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.
C. Lại “đức ông” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà!
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Trong văn bản Thi nói khoác, bối cảnh của cuộc thi nói khoác là gì?
A. Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác.
B. Giữa cánh đồng làng quê lúc ban chiều đầy nắng và gió.
C. Bốn quan là những người lọt vào bán kết cuộc thi nói khoác do triều đình tổ chức.
D. Cả A và C.
Câu 14: Quan thứ nhất nói khoác về điều gì?
A. Cụ tổ tám mươi đời nhà tôi là họ hàng xa với vua.
B. Thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng.
C. Thấy một con trâu to có thể liếm một cái hết cả sào mạ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “hồi” có thể là gì?
A. Đi xa
B. Lên
C. Trở về
D. Thời gian
Câu 16: ........................................
........................................
........................................