Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
Đề số 03
Câu 1: Câu nào sau đây có sử dụng phép đảo ngữ?
A. Gió thổi mạnh quá!
B. Đẹp làm sao cảnh chiều quê!
C. Hôm nay trời đẹp thật!
D. Tôi yêu cảnh sắc quê hương.
Câu 2: Từ nào là từ tượng thanh?
A. Ào ào.
B. Nhỏ bé.
C. To lớn.
D. Đẹp đẽ.
Câu 3: Qua đoạn trích “Trong mắt trẻ”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Người lớn thường mất đi trí tưởng tượng phong phú
B. Trẻ em cần học hỏi người lớn
C. Không nên tin vào trí tưởng tượng
D. Người lớn luôn đúng
Câu 4: Nhân vật nào đã đánh nhau với cối xay gió?
A. Xan-chô Pan-xa
B. Đôn Ki-hô-tê
C. Hoàng tử bé
D. Tôn Sĩ Nghị
Câu 5: Câu nào là câu phủ định?
A. Hôm nay trời đẹp quá!
B. Tôi không thích ăn cay.
C. Chúng ta cùng đi chơi nhé!
D. Bạn rất chăm chỉ.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với truyện Lão Hạc?
A. Mang giá trị về tình người lớn lao.
B. Mang giá trị châm biếm sâu sắc.
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Nam Cao.
D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn.
Câu 7: Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé trong hoàn cảnh nào?
A. Khi đi lạc đến hành tinh của hoàng tử bé.
B. Khi đang đi thám hiểm sa mạc Sa-ha-ra.
C. Khi gặp nạn trên sa mạc Sa-ha-ra.
D. Khi đang dừng chân nghỉ ngơi ở sa mạc Sa-ha-ra.
Câu 8: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần chú ý điều gì?
A. Không nên lạm dụng quá.
B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Trong bài thơ sau đây, từ cá tràu là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Chế Lan Viên)
A. Từ địa phương.
B. Biệt ngữ xã hội.
C. Từ toàn dân.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 10: Nội dung chính của bài thơ Mời trầu là gì?
A. Bài thơ thể hiện số phận bất hạnh, cô đơn của người phụ nữ trong xã hội xưa.
B. Bài thơ thể hiện sự bất mãn với xã hội phong kiến không công bằng với người phụ nữ.
C. Bài thơ tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên hạnh phúc của người phụ nữ.
D. Bài thơ là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.
Câu 11: Nội dung 2 câu thơ cuối bài thơ Mời trầu là gì?
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
A. Xót xa cho số phận hẩm hiu, bất hạnh, lặng lẽ trong tình yêu của người phụ nữ.
B. Cay đắng, căm phẫn trước sự bất công của xã hội phong kiến với người phụ nữ trong tình yêu.
C. Khát vọng, niềm mong muốn được hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 12: Bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. 2 phần: 4 câu đầu, 4 câu cuối.
B. 3 phần: 2 câu đầu, 2 câu tiếp, 4 câu cuối.
C. 4 phần: khởi, thừa, chuyển, hợp.
D. 4 phần: đề, thực, luận, kết.
Câu 13: Đâu không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?
A. Vận dụng sáng tạo các hình ảnh dân gian.
B. Nghệ thuật đối.
C. Biện pháp tu từ đảo ngữ.
D. Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm
Câu 14: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ tượng thanh?
A. Rì rầm, líu lo, róc rách.
B. Chói lóa, rũ rượi, mượt mà.
C. Oang oang, oa oa, ríu rít.
D. Ha hả, khúc khích, sột soạt.
Câu 15: Chỉ rõ các từ được đảo ngữ trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng.
Dừng chân nghỉ lại Nha Trang
Hiu hiu gió thổi trời quang tuyệt vời.
A. Đảo ngữ hiu hiu à nhấn mạnh mức độ nhẹ nhàng của làn gió, cảm giác dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong cảm xúc của con người.
B. Đảo ngữ hiu hiu à nhấn mạnh mức độ nhẹ nhàng của làn gió, gợi cảm giác buồn bã, hiu hắt của không gian.
C. Đảo ngữ tuyệt vời à nhấn mạnh không gian đẹp đẽ, cảm giác thoải mái của con người ở mức độ cao.
D. Đảo ngữ tuyệt vời à nhấn mạnh không gian quang đãng nhưng gợi chút hoang vu, lạnh lẽo ở mức độ cao.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................