Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 11: Nguồn điện hóa học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Nguồn điện hóa học. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN

BÀI 11. NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Trong pin điện hoá Zn - Cu, phản ứng hoá học xảy ra giữa hai dạng nào của các cặp oxi hoá - khử tương ứng?

A. Zn và Cu2+.        

B. Zn và Cu. 

C. Zn2+ và Cu2+.     

D. Zn và Cu2+.

Câu 2: Trong quá trình hoạt động của pin điện Zn - Cu,dòng electron di chuyển từ

A. cực kẽm sang cực đồng.         

B. cực bên phải sang cực bên trái.

C. cathode sang anode.               

D. cực dương sang cực âm.

Câu 3: Trong quá trình hoạt động của pin điện Ni - Cu, quá trình xảy ra ở anode là

A. Ni2+ + 2e → Ni.

B. Cu → Cu2+ + 2e.

C. Cu2+ + 2e → Cu. 

D. Ni → Ni2+ + 2e.                       

Câu 4: Trong pin điện hoá, quá trình khử

A. xảy ra ở cực âm.          

B. xảy ra ở cực dương.

C. xảy ra ở cực âm và cực dương.         

D. không xảy ra ở cả cực âm và cực dương.

Câu 5: Khi pin Galvani Zn – Cu hoạt động thì nồng độ

A. Cu2+ giảm, Zn2+ tăng.             

B. Cu2+ giảm, Zn2+ giảm.

C. Cu2+ tăng, Zn2+ tăng.              

D. Cu2+ tăng, Zn2+ giảm.

Câu 6: Cho một pin điện hóa được tạo bởi các cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và Ag+/Ag ở điều kiện chuẩn. Quá trình xảy ra ở cực âm khi pin hoạt động là:

A. Fe → Fe2+ + 2e              

B. Fe2+ + 2e → Fe 

C. Ag+ + 1e → Ag                

D. Ag → Ag+ + 1e

Câu 7: Trong pin Galvani, nếu rút cầu muối ra thì hiệu điện thế giữa hai điện cực của pin sẽ

A. bằng 0. 

B. không thay đổi. 

C. tăng từ từ. 

D. giảm từ từ.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về pin nhiên liệu? 

A. Hiệu suất chuyển hoá từ nhiên liệu sang điện năng cao hơn các pin Galvani. 

B. Pin nhiên liệu hydrogen không tạo ra các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. 

C. Hoạt động liên tục khi còn chất phản ứng. 

D. Giá thành thấp vì có cấu tạo đơn giản.

Câu 9: Trong pin Galvani, thành phần nào dưới đây không phải là một phần cấu tạo nhất định phải có trong pin?

A. Điện cực dương.          

B. Điện cực âm.     

C. Cầu muối.         

D. Dây dẫn điện. 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Một pin Galvani Mg-Cu có sức điện động chuẩn bằng 2,696 V. Biết

 CHỦ ĐỀ 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂNbằng

A. 2,300 V.                             

B. -2,356 V.                       

C. 3,260 V.                       

D. -3,260 V.

Câu 2: Cho CHỦ ĐỀ 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂNCHỦ ĐỀ 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂNSức điện động chuẩn của một pin Galvani được tạo thành từ hai cặp oxi hoá – khử Zn2+/Zn và Fe2+/Fe là

A. -0,323 V.                         

B. -1,170 V.                       

C. 0,323 V.                       

D. 1,170 V.

Câu 3:  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani?

A. Anode là điện cực dương.

B. Cathode là điện cực âm.

C. Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.

D. Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode.

Câu 4: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn - Cu, nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của cầu muối?

A. Ngăn cách hai dung dịch chất điện li.         

B. Cho dòng electron chạy qua.

C. Trung hoà điện ở mỗi dung dịch điện li.     

D. Đóng kín mạch điện.

Câu 5:Một pin Galvani được cấu tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử sau: 

(1) Ag+ + 1e → Ag = 0,799 V

(2) Ni2+ + 2e → Ni = -0,257 V

Khi pin làm việc ở điều kiện chuẩn, nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Ag được tạo ra ở cực dương, Ni được tạo ra ở cực âm. 

B. Ag được tạo ra ở cực dương, Ni2+ được tạo ra ở cực âm. 

C. Ag+ được tạo ra ở cực âm và Ni được tạo ra ở cực dương. 

D. Ag được tạo ra ở cực âm và Ni2+ được tạo ra ở cực dương. 

Câu 6: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá Sn - Cu: 

Sn + Cu2+ → Sn2+ + Cu

Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của điện cực Sn tăng.    

B. Nồng độ Sn2+ trong dung dịch tăng.

C. Khối lượng của điện cực Cu giảm.   

D. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch tăng.

Câu 7: Trong quá trình hoạt động của pin điện Cu - Ag, điện cực đồng

A. là điện cực dương.      

B. là cathode.

C. là điện cực bị giảm dần khối lượng. 

D. là nơi xảy ra quá trình khử.

Câu 8: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 vả điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì

A. khối lượng điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.

B. khối lượng điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.

C. khối lượng cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.

D. khối lượng cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.

Câu 9: Xét pin Galvani hoạt động với phương trình tương ứng như sau:

Zn + HgO → ZnO + Hg

Quá trình nào sau đây xuất hiện ở anode? 

A. HgO + 2e → Hg + O2-               

B. Zn2+ + 2e → Zn 

C. Zn → Zn2+ + 2e              

D. Hg + O2- → HgO + 2e

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Xét pin Galvani tạo bởi hai điện cực kim loại như hình vẽ sau:

CHỦ ĐỀ 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN

a. A là anode, E là cathode, C là cầu muối.

b. Nếu A là Zn thì B phải là ZnSO4.

c. Nếu C chứa KNO3 thì ion K+ được chuyển từ C vào D.

d. Chiều dòng điện ở mạch ngoài từ A sang E.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) S

Câu 2: Trong một pin điện hoá xảy ra phản ứng sau: Cu + 2Fe3+⟶Cu2+ + 2Fe2+

a. Kim loại Cu bị oxi hoá bởi Fe3+.

b. Tính khử của Cu lớn hơn tính khử của Fe2+.

c. Cathode của pin là điện cực ứng với cặp Fe3+/Fe.

d. Cặp Cu2+/Cu có thế điện cực chuẩn lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) S

Câu 3: Trong một pin điện hoá xảy ra phản ứng sau: Cu + 2Fe3+⟶Cu2+ + 2Fe2+

a. Kim loại Cu bị oxi hoá bởi Fe3+.

b. Tính khử của Cu lớn hơn tính khử của Fe2+.

c. Cathode của pin là điện cực ứng với cặp Fe3+/Fe.

d. Cặp Cu2+/Cu có thế điện cực chuẩn lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) Đ

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 11: Nguồn điện hóa học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay