Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

BÀI 14. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

A. tính oxi hoá và tính khử.        

B. tính base.

C. tính oxi hoá.                 

D. tính khử.

Câu 2: Cho phản ứng hóa học: 4Al + 3O2 → 2Al2O3. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự oxi hóa Al và sự oxi hóa O2.        

B. sự khử Al và sự oxi hóa O2.

C. sự khử Al và sự khử O2.         

D. Sự oxi hóa Al và sự khử O2.

Câu 3: Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

A. Ag.

B. Zn. 

C. Al. 

D. Fe.

Câu 4: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?

A. Fe.          

B. Ca. 

C. Cu.          

D. Mg.

Câu 5: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2

A. Au.          

B. Cu.          

C. Fe.           

D. Ag.

Câu 6: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl? 

A. Al. 

B. Ag. 

C. Zn. 

D. Mg. 

Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.   

B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.    

D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.

Câu 8: . Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?

A. N2

B. N2O.        

C. NO.         

D. NO2.

Câu 9: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch 

A. H2SO4 loãng.    

B. HCl đặc, nguội. 

C. HNO3 đặc, nguội.        

D. HCl loãng.

Câu 10: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?

A. Ag.         

B. Mg.         

C. Fe. 

D. Al.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 3.  

B. 4.  

C. 1.  

D. 2.

Câu 2: . Cho phản ứng a Al + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + eH2O

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 4: Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa? 

A. K.  

B. Fe.          

C. Ba.          

D. Zn.

Câu 5:Cho dãy các kim loại: Ag, Zn, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3.  

B. 2.  

C. 1.  

D. 4.

Câu 6: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,85925 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

A. 0,60 gam.         

B. 0,90 gam.          

C. 0,42 gam. 

D. 0,48 gam.

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Một số kim loại có khả năng phản ứng với nước.

a. Kim loại natri (sodium), kali (potassium) phản ứng mãnh liệt có thể gây nổ khi tiếp xúc với nước.

b. Kim loại calcium tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch có môi trường acid.

c. Kim loại zinc có phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo hydroxide và khí hydrogen.

d. Kim loại magnesium có khả năng phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo magnesium oxide và khí hydrogen.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 2: Kim loại có thể tác dụng với nhiều phi kim để tạo thành oxide hoặc muối.

a. Magnesium tác dụng với oxygen khi đun nóng tạo oxide thuộc loại oxide base.

b. Vàng (gold) tác dụng với oxygen khi đun nóng tạo oxide thuộc loại oxide lưỡng tính. 

c. Sắt (iron) tác dụng với khí chlorine khi đun nóng tạo tạo muối iron (II) chloride.

d. Thủy ngân (mercury) phản ứng với sulfur ngay điều kiện thường.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 14: Tính chất hóa học của kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay