Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 5: Amine

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Amine. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3. HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN

BÀI 5. AMINE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Amine là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử NH3

A. bằng một hay nhiều gốc NH2

B. bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon.

C. bằng một hay nhiều gốc Cl.

D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc I?

A. CH3NHCH3.

B. (CH3)3N.

C. CH3NH2.

D. CH3CH2NHCH3.

Câu 3: Công thức tổng quát của amine no 2 chức mạch hở là?

A. CnH2n+3N

B. CnH2n+4N2

C. CnH2nN

D. CnH2nN2

Câu 4: Chất nào sau đây không phải amine bậc II?

A. C2H5N(CH3)2.

B. CH3NHCH3.

C. C6H5NHCH3.

D. C2H5NHC2H3.

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là amine no?

A. CH3NHCH2=CH­2.

B. CH2=C(CH3)NH2.

C. H2N(CH24NH2.

D. C6H5NH2.

Câu 6: Tên gọi của hợp chất CH3–CH2–NH–CH3 là

A. Ethylmethylamine.

B. Methylenetanamine.

C. N–methylethylamine.

D. Methylethylamine.

Câu 7: Amine X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là:

A. C2H10N2.

B. C2H10N.

C. C3H15N3.

D. CH5N.

Câu 8: Chất có lực base yếu nhất là

A. C2H5NH2.

B. NH3.

C. CH3NH2.

D. C6H5NH2.

Câu 9: Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa aniline, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện màu tím.      

B. có kết tủa màu trắng.

C. có bọt khí thoát ra.      

D. xuất hiện màu xanh.

Câu 10: Methylamine (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây tạo alcohol?

A. HNO2.

B. HCl.

C. CuSO4.

D. FeCl3.

Câu 11: Aniline (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch:

A. NaOH.

B. Na­2CO3

C. NaCl.

D. HCl.

Câu 12: Chất có tính base là

A. CH3NH2.

B. CH3COOH.

C. CH3CHO.

D. C6H5OH

Câu 13: Dung dịch methyl amine trong nước làm

A. quì tím không đổi màu.                                                                   

B. quỳ tím hoá xanh.

C. phenolphtalein hoá xanh.                              

D. phenolphtalein không đổi màu

Câu 14: Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh?

A. phenylamine.

B. ethylamine.

C. phenol, phenylamine.

D. acetic acid.

Câu 15: Nguyên nhân amine có tính base là:

A. Có khả năng nhường proton.

B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

C. Xuất phát từ amonia.

D. Phản ứng được với dung dịch acid. 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Sắp xếp các amine theo thứ tự bậc amine tăng dần: ethylmethylamine (1); ethyldimethylamine (2); isopropylamine (3).

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (1).

C. (3), (1), (2).

D. (3), (2), (1).

Câu 2: Dãy gồm tất cả các amine là

A. CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

B. C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

C. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

D. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 3: Cho các chất: C6H5NH2 (1); CH3NH2 (2); CH3NHCH3 (3); C2H5NH2 (4); NH3 (5). Thứ tự tăng dần lực base của các chất trên là

A. (1) < (5) < (2) < (4) < (3).

B. (5) < (1) < (3) < (2) < (4).

C. (5) < (2) < (4) < (3) < (1).

D. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).

Câu 4: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính base của amin

A. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+

B. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH

C. CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O

D. C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl

Câu 5: Alcohol và amine nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.

B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.

D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phân tử ethylamine  chứa nhóm chức -NH2.

B. Ethylamine tan tốt trong nước.

C. Ethylamine tác dụng với nitrous acid thu được muối diazonium.

D. Dung dịch ethylamine trong nước làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 7: Tên gọi và bậc của amine có công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)CH2-NH2 là:

A. 3-methylbutan-4-amine, bậc một.    

B. 2-methylbutan-l-amine, bậc hai.

C. 3-methylbutan-4-amine, bậc hai.

D. 2-methylbutan-l-amine, bậc một.

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Chất X có cấu tạo như sau:

Quan sát Hình 6.2 và Hình 6.3, cho biết hình dạng phân tử của methylamine  và aniline.

  1. X được tạo thành bằng cách thay thế một nguyên tử hydrogen trong phân tử ammonia bằng gốc methyl. 

  2. Tên gọi của X là ethylamine. 

  3. Mật độ electron trên nguyên tử nitrogen trong X cao hơn mật độ electron trên nguyên tử nitrogen trong aniline. 

  4. 0,93 gam X tác dụng với dung dịch iron(III) chloride thu được 1, 61 gam kết tủa.

Trả lời:

a) Đ.

b) S.

c) Đ.

d) S.

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 5: Amine

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay