Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Vật liệu polymer. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 4: POLYMER

BÀI 9. VẬT LIỆU POLYMER

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?

A. Tơ nitron. 

B. Tơ tằm.   

C. Tơ nilon - 6.      

D. Tơ lapsan.

Câu 2: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ capron.        

B. Tơ nitron.

C. Tơ tằm.   

D. Tơ visco.

Câu 3: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ nilon-6,6.     

B. Tơ acetate.        

C. Tơ tằm.   

D. Tơ capron.

Câu 4: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer bán tổng hợp?

A. Tơ visco. 

B. Poly (vinyl chloride).   

C. Polyethylene.    

D. Cellulose

Câu 5: Nilon–6,6 là một loại

A. tơ acetate. 

B. tơ polyamide.    

C. polyester. 

D. tơ visco.

Câu 6: Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.         

B. CH2=CH-CH3.   

C. CH2=CHCl.       

D. CH3-CH3.

Câu 7: Hợp chất hữu cơ dùng để sản xuất tơ tổng hợp là:

A. poly(methyl methacrylate)

B. poly(vinyl cyanide)

C. polistiren

D. polyisoprene

Câu 8: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ enang, số tơ thuộc loại tơ bán tổng hợp là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: cellulose acetate, visco, nitron, nilon-6,6?

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 10: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?

A. CH2=CHCl.       

B. CH2=CH2.         

C. CHCl=CHCl.     

D. CH≡CH.

Câu 11: Chất dẻo là 

A. vật liệu có tính đàn hồi cao.

B. vật liệu có khả năng biến dạng dẻo dưới tác dụng của lực.

C. vật liệu tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

D. vật liệu chỉ tồn tại ở trạng thái lỏng.

Câu 12:  Thành phần chính của chất dẻo là gì?

A. Kim loại

B. Gỗ

C. Polymer

D. Thủy tinh

Câu 13: Vật liệu composite là gì?

A. Vật liệu đồng nhất, chỉ gồm một loại vật liệu.

B. Vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần vật liệu cơ bản là vật liệu nền và vật liệu cốt.

C. Vật liệu tự nhiên như gỗ, đá.

D. Vật liệu kim loại.

Câu 14: Chất dẻo nào dưới đây có khả năng tự bôi trơn và chống mài mòn tốt?

A. Polyethylene

B. Polyamide

C. Polystyrene

D. Polyvinyl chloride (PVC)

Câu 15: Chất dẻo nào được biết đến với khả năng chống lão hóa tốt và được sử dụng trong sản xuất dây điện?

A. Polyethylene

B. Polyvinyl chloride (PVC)

C. Polystyrene

D. Polycarbonate

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho các polymer: (1) polyethylene; (2) poly(methyl methacrylate), (3) polybutadiene; (4) polystyrene; (5) poly(vinyl acetate); (6) tơ nilon–6,6. Trong các polymer trên, các polymer bị thủy phân cả trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:

A. (1), (4), (5), (3)

B. (1), (2), (5), (4)

C. (2), (5), (6)

D. (2), (3), (6)

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Tơ polyamide kém bền trong môi trường acid.

C. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polybutadiene.

D. Tơ Cellulose acetate thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 3: Sự khác biệt cơ bản giữa chất dẻo và vật liệu composite là gì?

A. Chất dẻo chỉ có một thành phần, còn composite có nhiều thành phần.

B. Chất dẻo luôn mềm dẻo, còn composite luôn cứng.

C. Chất dẻo chỉ có nguồn gốc tự nhiên, còn composite chỉ có nguồn gốc nhân tạo.

D. Không có sự khác biệt.

Câu 4: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp vinyl cyanide

B. Trùng ngưng aminocaproic acid

C. Trùng hợp metyl metacrylat

D. Trùng ngưng hexamethylenediamine với adipic acid

Câu 5: Vật liệu composite nào được biết đến với khả năng chống cháy và thường được sử dụng trong xây dựng?

A. Composite gỗ

B. Composite sợi thủy tinh

C. Composite sợi carbon

D. Composite nhựa polyester

Câu 6: Polyethylene thường được sản xuất bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Phản ứng trùng ngưng

B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng khâu mạch

D. Phản ứng cắt mạch

Câu 7: Màng bọc thực phẩm PE (polyethylene) hiện được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình để bảo quản thực phẩm. Hydrocarbon dùng để tổng hợp PE thuộc dãy đồng đẳng nào?

A. Alkyne.

B. Alkene.

C. Alkane.

D. Alkadien.

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1:  Cho các phát biểu sau: 

a) Tơ tằm kém bền trong môi trường acid và môi trường kiềm.

b) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.

c) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.

d) Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

Câu 2: Cho các phát biểu sau: 

a) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng.

b) Khi rớt sulfuric acid đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng.

c) Vải làm từ tơ nylon-6,6 bền trong môi trường base hoặc môi trường acid.

d) Tơ nitron thuộc loại tơ polyamide.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) S

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 9: Vật liệu polymer

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay