Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1. ESTER - LIPID
BÀI 2. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
(27 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Trong thực tế, người ta dùng phản ứng nào sau đây để điều chế xà phòng?
A. Đun nóng acid béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glycerol với các acid béo.
D. Đun nóng acid béo hoặc chất béo với dung dịch kiềm.
Câu 2: Khi xà phòng hoá tristearin thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và C2H5OH.
B. C17H35COOH và C3H5(OH)3.
C. C15H31COONa và C3H5(OH)3.
D. C17H35COONa và C3H5(OH)3.
Câu 3: Từ tristearin, người ta dùng phản ứng nào để điều chế xà phòng?
A. Phản ứng ester hoá.
B. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid.
C. Phản ứng cộng hydrogen.
D. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường kiềm.
Câu 4: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
A. C15H31COONa.
B. (C17H35COO)2Na.
C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na.
D. C17H35COOK.
Câu 5: Số phát biểu đúng là
(a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá.
(b) Muối sodium hoặc potasium của acid hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
(c) Khi đun nóng chất béo với duẻg dịch NaOH hoặc KOH, thu được xà phòng.
(d) Có thể sản xuất được xà phòng từ các alkane mạch dài thu được từ chế biến dầu mỏ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Điền từ vào chỗ trống
Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc …(1)… của …(2)… và một số chất phụ gia.
A. potassium – chất béo.
B. potassium – glycerol.
C. chất béo – xà phòng
D. ester – chất béo.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của xà phòng?
A. CH3COONa.
B. CH3(CH2)3COONa.
C. CH2=CHCOONa.
D. C17H35COONa.
Câu 2: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và ethanol.
B. C17H35COOH và glycerol.
C. C15H31COONa và glycerol.
D. C17H35COONa và glycerol.
Câu 3: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và ethanol.
B. C17H35COOH và glycerol.
C. C15H31COONa và glycerol.
D. C17H33COONa và glycerol.
Câu 4: Khi thuỷ phân trong môi trường acid tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và ethanol.
B. C17H35COOH và glycerol.
C. C15H31COOH và glycerol.
D. C17H35COONa và glycerol.
Câu 5: Tên gọi của ester (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein
B. tristearin
C. tripanmitin
D. stearic
Câu 6: Điền vào chỗ trống
Chất giặt rửa có thành phần không phải muối của …(1)…, nhưng có tính chất …(2)… như xà phòng.
A. acid béo – giặt rửa.
B. chất béo – giặt rửa.
C. xà phòng – giặt rửa.
D. acid béo – xà phòng
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu …(1)…. Xà phòng được sản xuất từ …(6)… hoặc …(7)….
A. dầu mỏ - xà phòng – chất béo.
B. acid béo – dầu mỏ - chất béo.
C. dầu mỏ - chất béo – acid béo.
D. acid béo – chất béo – dầu mỏ.
Câu 8: Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần, áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Nước cất.
B. Dung dịch sodium hydroxide.
C. Dung dịch nước Javel.
D. Dung dịch xà phòng.
3. VẬN DỤNG (8 CÂU)
Câu 1: Cho glycerol phản ứng với hỗn hợp acid béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại triester được tạo ra tối đa là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một loại xà phòng được sản xuất từ chất béo X.
Đun X với dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ cao để tạo xà phòng.
Phần kị nước là gốc hydrocarbon có trong X.
Vì X là acid hữu cơ nên xà phòng được sản xuất từ X có thể sử dụng với nước cứng.
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,80 gam X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 0,92 gam glycerol và 9,18 gam muối khan.
Trả lời:
a) Đ.
b) Đ.
c) S.
d) S.
Câu 2: Chất giặt rửa có cấu tạo tương tự như xà phòng.
Quả bồ hòn, quả bồ kết là chất giặt rửa tự nhiên.
Chất giặt rửa tổng hợp là muối sodium hoặc potassium của acid béo.
Trong CH3[CH2]11C6H5SO3Na, phần kị nước là - SO3-.
Khi điều chế chất giặt rửa tổng hợp, không dùng bát nhôm để thực hiện phản ứng xà phòng hóa vì kiềm có phản ứng với nhôm, gây hỏng dụng cụ.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp