Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

BÀI 15. TÁCH KIM LOẠI VÀ TÁI CHẾ KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe. 

B. Na. 

C. Cu. 

D. Ag.

Câu 2: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe. 

B. Cu.

C. Mg.         

D. Ag.

Câu 3: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 

A. Mg.         

B. Fe.           

C. Na.          

D. Al. 

Câu 4: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?

A. K.  

B. Na. 

C. Cu. 

D. Ca.

Câu 5: Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxide nào sau đây?

A. CaO.       

B. Fe2O3.     

C. Na2O.      

D. K2O.

Câu 6: Gang và thép là hợp kim của

A. nhôm (aluminium) với đồng (copper).        

B. sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác.    

C. carbon với silicon.                  

D. sắt (iron) với nhôm (aluminium).

Câu 7: Gang là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng carbon chiếm:

A. Từ 2% đến 6%.  

B. Dưới 2%. 

C. Từ 2% đến 5%.  

D. Trên 6%.

Câu 8: Thép là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng carbon chiếm:

A. Trên 2%. 

B. Dưới 2%. 

C. Từ 2% đến 5%.  

D. Trên 5%.

Câu 9: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.

C. Điện phân dung dịch MgSO4

D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.

Câu 10: Ở nhiệt độ cao, H2 khử được oxit nào sau đây?

A. K2O.       

B. CaO.       

C. Na2O.

D. CuO.

Câu 11: Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế

A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxi hóa yếu.

B. kim loại có tính khử yếu.

C. kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn.

D. kim loại hoạt động mạnh.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

A. Cu, Fe, Al, Mg.           

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.             

D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 2: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời

A. Al2O3, Zn, Fe, Cu.                 

B. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.

C. Al, Zn, Fe, Cu.            

D. Cu, Al, ZnO, Fe.

Câu 3: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.         

B. Ag.         

C. Ca.          

D. Fe.

Câu 4: Trong các kim loại Cu; Au; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là

A. 2.  

B. 3.  

C. 4.  

D. 6.

Câu 5:Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là

A. Na2CO3

B. NaOH.    

C. NaCl.      

D. NaNO3.

Câu 6: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O;

(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr. 

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.         

B. Ag.         

C. Ca.          

D. Zn.

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Tái chế kim loại đã trở thành một phần quan trọng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

a) Tái chế kim loại giúp giảm lượng chất thải và tiết kiệm năng lượng.

b) Nhu cầu tái chế kim loại không liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

c) Tái chế nhôm giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với sản xuất nhôm từ quặng bauxite.

d) Kim loại quý như vàng và bạc không được tái chế vì chi phí quá cao.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) S

Câu 2: Mỗi kim loại khác nhau được tách khỏi quặng của chúng bằng các phương pháp phù hợp.

a. Để tách Al ra khỏi Al2O3 (thành phần chính của quặng bauxite) người ta dùng điện phân nóng chảy.

b. Để tách Fe ra khỏi Fe2O3 (thành phần chính của quặng hematite) người ra dùng CO hoặc H2.

c. Để tách Zn ra khỏi ZnS (thành phần chính của quặng sphalerite) người ta dùng O2 và C.

d. Khi điện phân nóng chảy Al2O3 có dùng cryolite để tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) 

d) S

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay