Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Nguyên tố nhóm IA. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại nhóm IA?
A. Al
B. Na
C. Ca
D. Fe
Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm nào?
A. IA
B. IIIA
C. IVA
D. IIA
Câu 3: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IA là:
A. Khử oxide kim loại kiềm bằng chất khử CO.
B. Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hydroxide của chúng.
C. Điện phân dung dịch muối halide.
D. Cho Al tác dụng với dung dịch muối của kim loại kiềm.
Câu 4: Sodium hydroxide (còn gọi là xút ăn da) có công thức hóa học là
A. Na2SO4.
B. NaOH.
C. NaHCO3.
D. Na2CO3.
Câu 5: Kim loại nào sau đây được dùng chế tạo tế bào quang điện?
A. Na.
B. Cs.
C. Li.
D. K.
Câu 6: Để bảo quản kim loại kiềm người ta làm bằng cách nào?
A. Để trong lọ kín
B. Ngâm trong dầu hỏa
C. Ngâm trong nước
D. Để trong lọ thủy tinh
Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p6 3s1.
D. 1s22s2 2p63s23p1.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cũng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2
B. ns2np1
C. ns1
D. ns2np2
Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là
A. NaNO2.
B. NaOH.
C. Na2O.
D. Na.
Câu 10: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là
A. Thủy luyện
B. Điện phân dung dịch
C. Nhiệt luyện
D. Điện phân nóng chảy.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí.
Câu 2: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào?
A. NH3, SO2, CO, Cl2
B. N2, NO2, CO2, CH4, H2
C. NH3, O2, N2, CH4, H2
D. N2, Cl2, O2, CO2, H2
Câu 3: Muối được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày là
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. NH4HCO3.
D. NaF.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?
A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 muối đểu có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.
Câu 5:Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. KNO3 và BaCl2.
B. NaHCO3 và KOH.
C. Na2CO3 và NaHSO4.
D. Na2CO3 và CaCl2.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
B. Khối lượng riêng nhỏ.
C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs
D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng:
A. Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh.
B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa.
C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của axit yếu.
D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng.
Câu 8: ìm mệnh đề sai trong những mệnh đề sau:
A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ.
B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì.
C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Ứng dụng của kim loại kiềm
a) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp
b) Kim loại kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa
c) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.
d) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) Đ
d) S
Câu 2: Đặt một mẩu nhỏ sodium lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphthalein.
Hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau:
a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.
b) Thuyền bốc cháy.
c) Nước chuyển màu xanh.
d) Mẩu sodium nóng chảy.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) Đ
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 17: Nguyên tố nhóm IA