Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 6 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hóa bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu văn hóa Trung Hoa theo hướng:

A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hóa Trung Hoa.

B. Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa.

C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hóa Trung Hoa.

D. Bỏ văn hóa bản địa để học theo văn hóa Trung Hoa.

Câu 2: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào?

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”  mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

A. Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm.

B. Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi.

C. Quê hương, Đỗ Trung Quân.

D. Tràng Giang, Huy Cận.

Câu 3: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

A. Nhuộm răng đen.

B. Làm bánh chưng.

C. Chữ viết.

D. Tôn trọng phụ nữ.

Câu 4: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

A. Làm giấy.

B. Làm gốm.

C. Đúc trống đồng.

D. Sản xuất muối.

Câu 5: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.

B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.

D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:

A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.

B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.

D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.

Câu 7: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạp thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:

A. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.

B. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.

C. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.

D. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Câu 8: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

A. Đem quân sang đánh nước ta.

B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.

C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.

D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 9: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là:

A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 10: Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì:

A. Ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.

B. Nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.

C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.

D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân.

Câu 11: Đâu không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:

A. Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Làm gốm, khai thác lâm sản.

C. Đóng thuyền, đánh bắt cá.

D. Làm giấy, dệt vải.

Câu 12: Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.

B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.

C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 13: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.

B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.

C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc

D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 14: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:

A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.

B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.

D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Câu 15: Hoạt động kinh tế không phải của cư dân Chăm-pa là:

A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.

C. Khai thác sản vật rừng và biển.

D. Trồng nho, ôliu.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: “Trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam của cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo sống ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành vào khoảng thế kỉ I, phát triển vào thế kỉ III – V và làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á. Lãnh thổ của Phù Nam lúc bấy giờ bao gồm vùng hạ lưu sông Mê Công – Tôn – lê – Sáp và vùng châu thổ Nam Bộ. Quốc gia cổ Phù Nam trước khi bị Chân Lạp thôn tính, trong giai đoạn phát triển (thế kỉ III – VI) là một cường quốc, một đế quốc cổ đại ở Đông Nam Á”.

(Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10

NXB Giáo dục, 2008, tr.66)

A. Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành ở khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo.

B. Chủ nhân của văn minh Phù Nam là các cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo.

C. Trong quá trình tồn tại, vương quốc Phù Nam không ngừng mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài và trở thành một đế quốc ở Đông Nam Á.

D. So với vương quốc Chăm-pa, vương quốc Phù Nam ra đời muộn hơn nhưng phát triển hùng mạnh hơn và tồn tại trong một khoảng thời gian dài.

Câu 2: “Để thấy rõ hơn nếp nghĩ và tập quán của cư dân cổ Phù Nam, cũng nên nhắc lại “những mảnh vàng”. Có hàng ngàn mảnh vàng nhỏ mỏng được các cá nhân hay tập thể tín chủ thành kính đặt vào đáy trụ giới (si – ma) của mỗi ngôi đền, là giới hạn lãnh địa của thần thánh với mong mỏi góp công đức và cầu xin được phù hộ… Một hệ thống tượng thờ Phật giáo và Hin – đu giáo, chủ yếu là nhánh Vít – xnu xuất hiện, làm thành trường phái nghệ thuật Phù Nam trong khung niên đại Phù Nam, tượng trưng cho đỉnh cao văn hóa Phù Nam độc đáo, đặc sắc, vượt trội trong toàn khu vực, xứng đáng khẳng định nền văn hóa Phù Nam tương xứng với vị trí cường quốc kinh tế - xã hội, “trung tâm liên giới”, niềm tự hào của người Phù Nam, của Vương quốc Phù Nam”.

(Lương Ninh, Nước Phù Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 

TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr.116 – 117)

A. Đoạn tư liệu cung cấp các dẫn chứng để chứng minh Phù Nam là một cường quốc kinh tế - xã hội trong khu vực Đông Nam Á.

B. Cư dân cổ Phù Nam có tập quán đặt “những mảnh vàng” vào đáy trụ giới của mỗi ngôi đền với mong ước được thần thánh che chở và phù hộ.

C. Nghệ thuật Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Hoa.

D. Văn hóa Phù Nam là một nền văn hóa độc đáo, đặc sắc, vượt trội trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay