Trắc nghiệm bài 1: Lịch sử là gì?

Lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Lịch sử là gì. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Lịch sử là gì?

A. Những gì sẽ diễn ra trong tương lai. 

B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

C. Những hoạt động của con người trong tương lai. 

D. Những hoạt động của con người đang diễn ra. 

 

Câu 2. Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:

A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.

B. Xã hội loài người trong quá khứ.

C. Lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. 

D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.

 

Câu 3. Học lịch sử để biết được:

A. Cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, biết lịch sử của nhân loại. 

B. Nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì. 

C. Sự biến đổi khí hậu của Trái đất. 

D. Sự vận động của thế giới tự nhiên. 

 

Câu 4. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:

A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.

D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử. 

 

Câu 5. Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:

A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.

B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.

C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.

D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người. 

 

Câu 6. Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới dạng tư liệu:

A. Truyền miệng.

B. Hiện vật.

C. Chữ viết.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 7. Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:

A. Tư liệu truyền miệng. 

B. Tư liệu hiện vật. 

C. Tư liệu chữ viết. 

D. Tư liệu gốc. 

 

Câu 8. Những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại,…) được truyền từ đời này qua đời khác được gọi là:

A. Tư liệu truyền miệng. 

B. Tư liệu gốc. 

C. Tư liệu chữ viết. 

D. Tư liệu hiện vật. 

 

Câu 9. Văn bia, trống đồng, tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ,…được gọi là:

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu hiện vật. 

C. Tư liệu chữ viết. 

D. Tư liệu truyền miệng. 

 

Câu 10. Các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí,…phản ánh các sự kiện lịch sử, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa được gọi là:

A. Tư liệu hiện vật. 

B. Tư liệu chữ viết. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu truyền miệng. 

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 

C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. 

D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.

 

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Các bài nghiên cứu khoa học.

 

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:

A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.

B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.

C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.

D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại. 

 

Câu 4. Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử:

A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.

B. Sự hình thành các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. 

C. Hoạt động của vương triều Nguyễn. 

D. Các trận đánh lớn của quân và dân ta. 

 

Câu 5. Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống:

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

 

3. VẬN DỤNG (14 câu)

Câu 1. Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:

A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40. 

D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025. 

 

Câu 2. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng được gọi là:

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu hiện vật. 

D. Tư liệu gốc.

 

Câu 3. Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là: 

A. Tư liệu gốc. 

B. Tư liệu truyền miệng. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu hiện vật.

 

Câu 4. Con người cần phải biết về sự thay đổi kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam vì:

A. Như vậy mới hiểu được sự tiến bộ của kĩ thuật canh tác so với thời trước. 

B. Như vậy mới hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.

B. Như vậy mới cho sản lượng nông nghiệp cao. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 5. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta:

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trân trọng chính nghĩa. 

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. 

D. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai. 

 

Câu 6. Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử cá nhân:

A. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời.

B. Ngày đầu tiên đi học lớp 1.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 

D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc. 

 

Câu 7. Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử dân tộc ta:

A. Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. 

B. Kì nghỉ hè ở biển của em kết thúc vào ngày 1/8/2021. 

C. Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã đã chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc. 

 

Câu 8. Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử loài người:

A. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sông lớn.

B. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời.

C. Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 9. Di tích lịch sử đền Hùng là tư liệu:

A. Chữ viết.

B. Truyền miệng.

C. Hiện vật.

D. Thành văn.

 

Câu 10. Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là:

A. Con người.

B. Thượng đế.

C. Vạn vật.

D. Chúa trời.

 

Câu 11. Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục thuộc tư liệu:

A. Hiện vật.

B. Truyền miệng.

C. Chữ viết.

D. Quốc gia.

 

Câu 12. Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Không được coi là một tư liệu.

 

Câu 13. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học:

A. Sử học.                

B. Khảo cổ học.              

C. Việt Nam học.          

D. Cơ sở văn hóa.

 

Câu 14. Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu:

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Không được coi là tư liệu lịch sử.

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:

A. Đê-mô-crit.

B. Hê-ra-crit.

C. Xanh-xi-mông.

D. Xi-xê-rông.

 

Câu 2. Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:

A. Tư liệu gốc. 

B. Tư liệu truyền miệng. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu hiện vật.

 

Câu 3. Đâu không phải là lí do để khẳng định “Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống”:

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

 

Câu 4. Yếu tố nào sau đây được dùng để nói về một chuyện trong quá khứ:

A. Thời gian.

B. Không gian xảy ra. 

C. Con người liên quan tới sự kiện đó.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Tác giả của hai câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là:

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Nguyễn Khoa Điềm.

C. Võ Nguyên Giáp. 

D. Huy Cận. 

 

Câu 6. Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết ý nghĩa của việc học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh).

A. Biết về tổ tiên, cội nguồn.

B. Biết được lịch sử vẻ vang của dân tộc.

C. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay