Trắc nghiệm bài 15: Các cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)

Lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Các cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (17 câu)

Câu 1. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là:

A. Giành quyền dân sinh.

B. Giành chức Tiết độ sứ.

C. Giành quyền độc lập dân tộc.

D. Giành độc lập, tự chủ. 

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:

A. Bà Triệu.

B. Hai Bà Trưng.

C. Lý Bí.

D. Mai Thúc Loan. 

Câu 3. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

A. Bất bình với chính sách cai trị hà khắc, bạo ngược của nhà Hán.

B. Mẫu thuẫn của người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô trở nên gay gắt.

C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị khiến người Việt ngày càng khốn khổ. 

D. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

Câu 4. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.

B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.

C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. 

D. Đánh tan quân của Mã Viện. 

Câu 5. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.

B. Nhà Ngô đặt nhiều thứ thuế, bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của nước ta về Trung Quốc.

C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.

D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường. 

Câu 6. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm:

A. Năm 34.

B. Năm 40.

C. Năm 42.

D. Năm 43.

Câu 7. Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:

A. Năm 246.

B. Năm 247.

C. Năm 248.

D. Năm 249.

Câu 8. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

A. Khởi nghĩa lan rộng, làm cho toàn thể Giao Châu chấn động.

B. Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

C. Bà Triệu xưng vương.

D. Quân Ngô tháo chạy về nước. 

Câu 9. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là:

A. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc, thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

B. Chính sách cai trị hà khắc của nhà Lương khiến người Việt ngày càng khốn khổ.

C. Mâu thuẫn giữa người Việt và nhà Hán.

D.Bất bình với chính sách cai trị của nhà Ngô. 

Câu 10. Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa:

A. Hai Bà Trưng.

B. Lý Bí.

C. Mai Thúc Loan. 

D. Phùng Hưng. 

Câu 11. Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương:

A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

B. Huyện Mê Linh, Hà Nội.

C. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

D. Huyện Đông Anh, Hà Nội. 

Câu 12. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ là:

A. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

B. Chính sách cai trị bạo ngược, tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận của nhà Hán.

C. Mâu thuận ngày một gay gắt giữa người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô. 

D. Chính sách cai trị khiến cho nhân dân ngày càng thêm khốn khổ của nhà Lương. 

Câu 13. Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:

A. Tống Bình.

C. Đại La.

C. Long Biên.

D. Vạn An. 

Câu 14. Nghĩa quân của Mai Thúc Loan tiến ra Bắc, đánh chiếm và làm chủ thành:

A. Tống Bình.

B. Long Biên.

C. Đại La. 

D. Vạn An. 

Câu 15. “Bố Cái đại vương” là:

A. Mai Thúc Loan.

B. Phùng Hưng.

C. Ngô Quyền.

D. Triệu Quang Phục. 

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.

B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

D. Khởi nghĩa Lý Bí. 

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1. Trưng Trắc, Trưng Nhị là:

A. Hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay).

B. Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay).

C. Làm quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc (tỉnh Thái Nguyên ngày nay).

D. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, quê ở Hoan Châu (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). 

Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

A. Làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).

B. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. 

C. Dân chúng quận Giao Chỉ lần lượt nổi dậy, lực lượng ngày càng đông đảo. 

D. Chính quyền ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân. 

Câu 3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

A. Trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộ đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam.

B. Là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng dầu là độc lập, tự chủ của người Việt.

C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. 

D. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt. 

Câu 4. Lời thề “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” là của:

A. Bà Triệu.

B. Hai Bà Trưng.

C. Mai Thúc Loan.

D. Lý Bí. 

Câu 5. Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông”:

A. Phùng Hưng.

B. Ngô Quyền. 

C. Mai Thúc Loan. 

D. Bà Triệu. 

Câu 6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

A. Tô đậm thêm truyền thống yếu nước, bất khuất của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

B. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên do phụ nữ lãnh đạo trong thời kì Bắc thuộc.

C. Làm chủ Giao Châu.

D. Tướng Lục Dận cùng quân nhà Ngô rút khỏi nước ta. 

Câu 7. Người lên làm vua nước Vạn Xuân năm 550 là:

A. Lý Bí.

B. Phạm Tu.

C. Triệu Túc.

D. Triệu Quang Phục. 

Câu 8. Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:

A. Nhà Đường.

B. Nhà Lương.

C. Nhà Tùy.

D. Nhà Triệu. 

Câu 9. Nhân định nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử cho dân tộc vào đầu thể kỉ X.

C. Trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt.

D. Để lại bài học kinh nghiệp quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này. 

Câu 10. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:

A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.

C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.

D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này. 

Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt.

B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.

C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đầu tranh bất khuất không cam chịu của nhân dân ta.

D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc. 

Câu 12. Một số địa điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,…thể hiện:

A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.

B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.

C. Sự phát triển cùa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” là câu nói của:

A. Hai Bà Trưng. 

B. Ngô Quyền.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Hồ Chí Minh. 

Câu 2. Vị anh hùng sớm liên kết với các hào kiệt như Triệu Quang Phục, Phạm Tu,…để chống lại nhà Lương là:

A. Ngô Quyền.

B. Phùng Hưng.

C. Lý Bí.

D. Mai Thúc Loan. 

Câu 3. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là:

A. Động Khuất Lão.

B. Cửa sông Tô Lịch.

C. Thành Long Biên.

D. Đầm Dạ Trạch.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) thất bại chủ yếu là do:

A. Lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.

B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.

C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.

D. Người lãnh đạo không có tài năng.

Câu 5. Bà Triệu liên tiếp lập chiến công, vua Ngô là Tôn Quyền đã phái tướng nào đến đàn áp cuộc khởi nghĩa:

A. Hoằng Tháo.

B. Lục Dận.

C. Mã Viện.

D. Tô Định. 

Câu 6. Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là: 

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến. 

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.

D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở:

A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Câu 2. Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt nằm ở:

A. Huyện Mê Linh, Hà Nội

B. Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

C. Quận Tây Hồ, Hà Nội.

D. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. 

Câu 3. Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:

A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).

B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).

C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).

D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội). 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay