Trắc nghiệm bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
1. NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1. Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.
B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Nin, sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.
Câu 2. Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong:
A. Công xã.
D. Làng xã.
C. Phường hội.
D. Ven các con sông lớn.
Câu 3. Đứng đầu nhà nước Ai Cập là:
A. Hoàng đế.
B. En-si.
C. Tăng lữ.
D. Pha-ra-ông.
Câu 4. Đứng đầu Vương quốc Ba-bi-lon được gọi là:
A. En-si.
B. Thiên tử.
C. Quý tộc quan lại.
D. Hoàng đế.
Câu 5. Các nhà nước thàng bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng:
A. Đầu thiên niên kỉ thứ I TCN.
B. Cuối thiên niên kỉ thứ II TCN.
C. Đầu thiên niên kỉ thứ III TCN.
D. Cuối tiên niên kỉ thứ IV TCN. ‘
Câu 6. Người Lưỡng Hà dựa vào đâu để làm ra lịch:
A. Sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh mình.
C. Quan sát mực nước sông lên, xuống theo mùa.
D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 7. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung về thành tựu văn hóa:
A. Viết chữ trên giấy.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Xây dựng nhiều tượng Nhân sư.
D. Có tục ướp xác.
Câu 8. Cư dân Ai Cập viết chữ trên:
A. Đất sét.
B. Mai rùa.
C. Thẻ tre.
D. Giấy Pa-pi-rút.
Câu 9. Chữ viết của người Lưỡng Hà là:
A. Chữ hình nêm.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ hình triện.
D. Chữ viết trên đất sét.
Câu 10. Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập là:
A. Viết chữ trên đất sét.
B. Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
C. Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
D. Có tục ướp xác, giải phẫu phát triển.
Câu 11. Công trình nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là:
A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Đấu trường Cô-li-dê.
D. Vạn Lí Trường Thành.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:
A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin.
B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.
C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư
D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Câu 2. Đặc điểm nào không phải của sông Nin ở Ai Cập, sông sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát ở Lưỡng Hà là:
A. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
B. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ.
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải.
D. Quanh năm mưa lũ, gây thiệt hại và khó khăn cho cư dân.
Câu 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về thành tựu liên quan đến lịch pháp của người Ai Cập:
A. Chia một năm có 360 ngày.
B. Làm ra lịch dựa trên sự quan sát sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
D. Biết làm đồng hồ cát.
Câu 4. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
A. Có nhiều con sông lớn.
B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 5. Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại do:
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 6. Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp.
Câu 7. Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở:
A. 50.
B. 60.
C. 70.
D. 80.
Câu 8. Đâu không phải là thành tựu văn hóa của người Ai Cập?
A. Phát minh ra giấy.
B. Đã biết làm những phép tính theo hệ đếm thập phân.
C. Phát minh ra lịch.
D. Phát minh ra bảng chữ cái La-tinh.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về thành tự văn hóa của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
A. Người Lưỡng Hà biết tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình, biết làm lịch một năm có 12 tháng.
B. Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình.
C. Kĩ thuật ướp xác của người Lưỡng Hà còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.
D. Người Ai Cập có công trình kiến trúc tiêu biểu nhất là kim tự tháp và tượng Nhân sư.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu:
A. Phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. Phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.
C. Phục vụ yêu cầu học tập.
D. Thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.
Câu 2. Người Ai Cập giỏi về hình học vì:
A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.
B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.
D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.
Câu 3. Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện:
A. Sức mạnh của đất nước.
B. Sức mạnh của thần thánh.
C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
D. Tình đoàn kết dân tộc.
Câu 4. Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Hệ đếm 60.
B. Âm lịch.
C Bánh xe, cái cày.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
C. Sự tranh chấp giữa các nôm
D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)
Câu 1. Thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà không còn tồn tại đến tận ngày nay là:
A. Kim tự tháp.
B. Tượng nhân sư.
C. Toán học.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 2. “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:
A. Hê-rô-dốt.
B. Tu-xi-đít.
C. Pô-li-biu-xơ.
D. Xi-xê-rông.
Câu 3. “Tặng phẩm” mà sông Nin không mang tới cho Ai Cập cổ đại là:
A. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
B. Trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
C. Mực nước lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.
D. Lớp đất mềm, xốp, dễ canh tác.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Ha-mu-ra-bi (Lưỡng Hà):
“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Sa-mat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất. Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì?
A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
Câu 5. Gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch” vì:
A. Do nông dân sáng tạo ra.
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 6. Kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:
A. Tượng thần Zeus.
B. Đền Artemis.
C. Kim tự tháp Giza.
D. Hải đăng Alexandria.
Câu 7. Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?
A. Trung Quốc - vì cư dân phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai Cập - vì cư dân phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
C. Lưỡng Hà - vì cư dânphải đi buôn bán.
D. Ấn Độ - vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.