Trắc nghiệm bài 12: Nước Văn Lang

Lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Nước Văn Lang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực:

A. Sông Hồng. 

B. Sông Mã.

C. Sông Cả.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ:

A. V TCN.

B. VI TCN.

C. VII TCN.

D. VIII TCN. 

 

Câu 3. Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. 

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 

 

Câu 4. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:

A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).

C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay). 

D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). 

 

Câu 5. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

A. Hoàng đế.

B. Thiên tử.

C. Hùng Vương (vua Hùng). 

D. Lạc tướng. 

 

Câu 6. Người đứng đầu một bộ là: 

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Vua Hùng.

D. Lạc dân. 

 

Câu 7. Người đứng đầu chiềng, chạ là:

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Tướng lĩnh. 

 

Câu 8. Nghề chính của cư dân Văn Lang là:

A. Làm đồ gốm. 

B. Đánh bắt cá.

C. Luyện kim, đúc đồng.

D. Trồng lúa nước. 

 

Câu 9. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là:

A. Cư dân thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong lễ hội.

B. Có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình.

C. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ, đồ dùng hằng ngày. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 10. Cư dân Văn Lang sống quần tụ trong các:

A. Chiềng, chạ.

B. Làng, bản.

C. Xã, huyện.

D. Thôn, xóm.

 

Câu 11. Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:

A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

B. Ven đồi núi.

C.Trong thung lũng.

D. A, B, C đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:

A. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến. 

B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

C. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm. 

D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á. 

 

Câu 2. Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.

C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.

D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ. 

 

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành. 

B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.

C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu. 

D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ. 

 

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.

B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…

C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…

D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. 

 

Câu 5. Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới:

A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.

B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.

C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.

D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.

 

Câu 6. Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm:

A. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.                                                     

B. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. Rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. Khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

 

Câu 7. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

 

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

 

Câu 9. Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng:

A. Thuyền.

B. Ngựa.

C. Lừa.

D. Voi.

 

Câu 10. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang:

A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.

B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.

C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.

D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.

 

Câu 11. Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời xuất phát từ nhu cầu:

A. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống giặc ngoại xâm.

B. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi.

C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.

D. Nhu cầu đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. 

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:

A. 4 000 năm.

B. 3 500 năm.

C. 2 700 năm.

D. 2 000 năm. 

 

Câu 2. Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:

A. Xa cách.

B. Gần gũi.

C. Phân biệt.

D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng. 

 

Câu 3. Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.

C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.

D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

 

Câu 4. Đâu không phải phong tục của người Văn Lang:

A. Gói bánh chưng.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Đi chân đất.

 

Câu 5. Cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ vì:

A. Họ có chung huyết thống.

B. Cần phải xua đổi thú dữ.

C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

 

Câu 6. Sự tích “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giày” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang:

A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.

B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

 

Câu 7. Truyền thuyết "Sơn Tinh - Thủy Tinh" phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.                 

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 8. Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn sơ khai, đơn giản vì:

A. Nhà nước ra đời trên sự hợp nhất của 15 bộ. Hùng Vương thực chất giông như một thủ lĩnh quân sự. 

B. Sự phân hóa giàu nghèo chưa thật sự sâu sắc.

C. Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Văn Lang:

A. Mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. 

B. Là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

C. Tạo cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.

D. Kết thúc thời kì xã hội nguyên thủy Việt Nam. 

 

Câu 10. Một số câu ca dao, truyền thuyết có liên quan đến tục ăn trầu của cư dân Văn Lang:

A. Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười.

B. Miếng trầu là đầu câu chuyện.

C. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.

D. Cả A và B đều đúng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt;

A. Đoàn kết.

B. Trọng nghĩa khí.

C. Chống ngoại xâm.

D. Trọng văn.

 

Câu 2. Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:

A. Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.

B. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

C. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.

D. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.

 

Câu 3. Công lao của các Vua Hùng đối với đất nước là:

A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích đất trồng trọt.

B. Các vua Hùng đã có công dựng nước.

C. Các vua Hùng đã có công giữ nước.

D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm.

 

Câu 4. Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là:

A. Hùng Vương.

B. An Dương Vương.

C. Thủy Tinh.

D. Sơn Tinh.

 

Câu 5. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” muốn nhắc các thế hệ mai sau:

A. Nhà nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên trong lịch sử. 

B. Cần luôn ghi nhớ tới cội nguồn dân tộc, lòng biết ơn và ý thức, trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.

C. Thường xuyên về thăm di tích lịch sử Đền Hùng.

D. Tìm hiểu, học tập tốt môn Lịch sử. 

 

Câu 6. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang hiện không còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay:

A. Gói bánh chưng, làm bánh giày.

B. Ăn trầu.

C. Nhuộm răng đen, xăm mình.

D. Mặc váy yếm trong cuộc sống hằng ngày.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay