Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 8 Đọc 2: "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 Đọc 2: "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
BÀI 8: CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚIVĂN BẢN 2: MẸ VẮNG NHÀ – BỘ PHIM TUYỆT ĐẸP VỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ THỜI CHIẾN TRANH
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Văn bản thuộc loại văn bản gì?
- Văn bản thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách.
- Văn bản nghị luận về một bộ phim.
- Văn bản thuyết minh giới thiệu về một bộ phim.
- Văn bản tự sự kể lại một bộ phim.
Câu 2: Bộ phim Mẹ vắng nhà do ai đạo diễn?
- Victor Vũ.
- Lê Văn Kiệt.
- Nguyễn Quang Dũng.
- Nguyễn Khánh Dư.
Câu 3: Nguồn cảm hứng của bộ phim Mẹ vắng nhà là từ đâu?
- Từ 2 truyện ngắn Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
- Từ truyện ngắn Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi.
- Từ truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
- Từ 2 truyện ngắn Mẹ vắng nhà và Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.
Câu 4: Bối cảnh bộ phim Mẹ vắng nhà là ở đâu?
- Vùng quê nghèo khổ Việt Nam.
- Vùng sông nước Nam Bộ, nơi những con người bình thường, ngay cả những đứa trẻ nhỏ bé cũng phải sống trong cảnh nguy hiểm dưới bom đạn của quân đội Mỹ.
- Chiến trường bom đạn nguy hiểm, khốc liệt.
- Văn bản không đề cập đến.
Câu 5: Bộ phim phản ánh điều gì?
- Tinh thần chịu đựng, khí phách, lòng dũng cảm của con người Việt Nam thời chiến tranh.
- Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam thời chiến tranh.
- A, B đúng.
- Sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Câu 6: Bộ phim kể về nội dung gì?
- Hành trình chị Út Tịch lên đường làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội.
- Cuộc sống khổn khổ người dân vùng sông nước Nam Bộ trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.
- Hành trình chị Út Tịch lên đường ra tiền tuyến chiến đấu.
- Cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất.
Câu 7: Theo người viết, hình ảnh cô chị cả được khắc họa như thế nào trong bộ phim Mẹ vắng nhà?
- Đảm đang, chu toàn, thay mẹ chăm lo cho các em.
- Nhút nhát, chưa thể chăm sóc cho các em thay mẹ.
- Ít nói, trầm tĩnh, chín chắn hơn độ tuổi của cô bé.
- Hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương các em.
Câu 8: Đoạn trích sau đề cập đến phương diện nào của bộ phim?
Ngoài diễn xuất của diễn viên Ngọc Thu trong vai chị Út Tịch, dàn diễn viên nhí nghiệp dư cũng là linh hồn làm nên thành công của bộ phim Mẹ vắng nhà. Diễn viên nhí Vân Dung, con gái của đạo diễn Long Vân (người thành công sau này với bốn tập phim Biệt động Sài Gòn) để lại ấn tượng mạnh nhất với vai cô chị cả đảm đang, tháo vát thay mẹ quán xuyến gia đình nhưng vẫn bộc lộ sự ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ lên mười. Ba diễn viên nhí Hồng Duyên (vai chị thứ Thanh), Thu Hằng (em gái thứ ba – Anh), Hồng Phương (cu Hiển – em trai áp út) với vẻ ngọng nghịu, dỗi hờn cũng để lại những giây phút vừa xúc động vừa đáng yêu khó quên trên màn ảnh một thời.
- Đạo diễn và tài năng của đạo diễn.
- Diễn viên và diễn xuất trong phim.
- Những cảnh quay ấn tượng và đặc sắc.
- Biên kịch bộ phim.
Câu 9: Chị Bé thay mẹ làm những công việc gì để chăm lo cho các em?
- Chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán.
- Lấy tiền bán ốc mua quà bánh về cho các em
- Dạy dỗ những đứa em nhỏ như một người mẹ trẻ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Người viết đã dẫn ra cảnh nào trong phim để làm bằng chứng cho luận điểm …Nguyễn Khánh Dư còn để lại dấu ấn về tài năng đạo diễn qua những cảnh tưởng tượng hay giấc mơ qua góc máy lãng mạn bay bổng và giàu hình tượng…?
- Cảnh chị cả Bé tưởng tượng cảnh mẹ chiến đấu với quân thù để kể cho các em nghe về người mẹ dũng cảm.
- Cảnh tưởng tượng của Bé về hình ảnh một chú bò với thân hình bén lửa vì bom đạn chạy trên cánh đồng.
- Cảnh tưởng tượng của Bé về giấc mơ được cắp sách tới trường.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Bộ phim Mẹ vắng nhà ra đời vào năm nào?
- 1976.
- 1977.
- 1978.
- 1979.
Câu 2: Văn bản có thể được chia làm mấy phần?
- 3 phần.
- 4 phần.
- 5 phần.
- 6 phần.
Câu 3: Nội dung phần 1 văn bản là gì?
- Giới thiệu các giải thưởng bộ phim đã đạt được.
- Giới thiệu tên bộ phim, đạo diễn và nêu nhận xét, đánh giá khái quát về bộ phim.
- Giới thiệu chủ đề, bối cảnh của bộ phim.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và các diễn viên của bộ phim,
Câu 4: Nội dung phần 2 văn bản là gì?
- Tóm tắt nội dung bộ phim.
- Phân tích nghệ thuật quay phim của đạo diễn.
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung bộ phim và trình bày những phân tích, nhận xét, đánh giá của người viết về một số khía cạnh nổi bật của bộ phim.
- Nhận xét về diễn xuất từng nhân vật chính trong bộ phim.
Câu 5: Câu nào sau đây đã khái quát giá trị, ý nghĩa của bộ phim?
- Một trong những bộ phim được yêu thích nhất của ông là Mẹ vắng nhà (1979), tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
- Thành công của Mẹ vắng nhà là nhờ khả năng chỉ đạo diễn xuất và tạo dựng không khí, bối cảnh của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.
- …điều đặc biệt là cả hai bộ phim đặc sắc nói trên không mô tả sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam mà là bản anh hùng ca lãng mạn, là vẻ đẹp tràn ngập biểu tượng và chất thơ về tinh thần chịu đựng, là khí phách, lòng dũng cảm, cũng như tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam thời chiến tranh.
- Sau hơn bốn mươi năm kể từ khi ra mắt, Mẹ vắng nhà vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư sinh năm bao nhiêu?
- 1933.
- 1934.
- 1935.
- 1936.
Câu 2: Đâu là bộ phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư?
- Mẹ vắng nhà.
- Đứa con nuôi.
- Những đứa con.
- Cây xương rồng trên cát.
Câu 3: Đạo diễn Nguyễn Khánh dư đoạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973 với bộ phim nào?
- Cánh đồng hoang.
- Mẹ vắng nhà.
- Chị Tư Hậu.
- Hai bà mẹ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư đặc biệt thành công ở thể loại phim gì?
- Phim cách mạng.
- Phim thiếu nhi.
- Phim hài.
- Phim tình cảm.
Câu 2: Bộ phim Mẹ vắng nhà đạt được giải thưởng gì trong Liên hoan phim Việt Nam năm 1980?
- Giải đạo diễn xuất sắc.
- Giải Quay phim xuất sắc.
- Bông Sen Vàng.
- Bông Sen Bạc.