Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Điểm khác biệt giữa Tú Xương và các nhà thơ khác thời phong kiến là gì?
A. Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn phú, văn tế, câu đối
B. Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát
C. Trần Tế Xương sáng tác thơ gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình
D. Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài viết về người vợ đang sống của mình, bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối
Câu 2. Lai Tân được trích trong tập thơ nào?
A. Lửa thiêng
B. Đau thương
C. Nhật kí trong tù
D. Riêng chung
Câu 3. Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, mà đối tượng miêu tả, thể hiện của nó là?
A. Sự hoàn hảo của con người, cuộc sống
B. Sự bất toàn của con người, cuộc sống
C. Sự bất công của giai cấp
D. Sự công bằng của giai cấp
Câu 4. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
A. Gia vị
B. Gia tăng
C. Tham gia
D. Gia sản
Câu 5. Từ “ăn” thể hiện sắc thái gì?
A. Sắc thái trung tính
B. Sắc thái trang trọng
C. Sắc thái nghĩa tích cực
D. Sắc thái nghĩa tiêu cực
Câu 6: Mẹ của Nguyễn Sinh Cung tên là gì?
A. Hoàng Thị Hà
B. Hoàng Thị Chinh
C. Hoàng Thị Loan
D. Hoàng Thị Linh
Câu 7: Tác phẩm nào sau đây không phải của Trần Tế Xương?
A. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
B. Áo bông che bạn
C. Thương vợ
D. Vang bóng một thời
Câu 8: Quan niệm văn chương “bao hiếm” là
A. Thể hiện thái độ khen chê một cách trang nghiêm đối với chính sự hoặc thế sự
B. Thể hiện khen chê
C. Thể hiện khen chê với xã hội
D. Thể hiện khen chê giữa các tầng lớp với nhau
Câu 9: Kim chỉ nam nghĩa là gì?
A. Nói về kim chỉ
B. Chỉ người tên Nam
C. Chỉ lối đi
D. Chỉ phương hướng
Câu 10: Nam quyền là gì?
A. Quyền hạn của phái nam
B. Quyền của người tên Nam
C. Phái nam luôn có quyền làm tất cả
D. Quyền tự quyết của phái nam
Câu 11: Thế nào là thành ngữ?
A. Là tập hợp các từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó
B. Là tập hợp của các từ không đổi
C. Là tập hợp các từ không đổi, không thể giải thích nghĩa
D. Là tập hợp các từ không có nghĩa
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?
A. Nhà nước
B. Mở một khoa
C. Miệng thét loa
D. Ngoảnh cổ
Câu 13: Thơ trào phúng chuyển tải tiếng cười thông qua
A. Hình thức ngôn ngữ viết
B. Hình thức ngôn ngữ văn học
C. Hình thức ngôn ngữ nói
D. Hình thức ngôn ngữ thi ca
Câu 14: Thơ trào phúng là thơ nhứ thế nào?
A. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc đưa ra cái chưa hay, chưa đẹp, xấu xa... và lên án chúng
B. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc đưa ra cái chưa hay, chưa đẹp, xấu xa... và lên án chúng, tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng
C. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng
D. Là thơ mang đến tiếng cười
Câu 15: Theo bài Trưởng giả học làm sáng, hàng tuần Juốc-đanh tổ chức buổi hòa nhạc để làm gì?
A. Vì quý tộc đều làm như vậy, lão muốn mình giống quý tộc
B. Vì lão thích hòa nhạc
C. Vì lão thích sự đông vui
D. Vì lão thích bắt trước người khác
Câu 16: ........................................
........................................
........................................