Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:
A. Thơ chữ Hán
B. Thơ chữ Nôm
C. Phú, văn tế, câu đối
D. Thơ trào phúng
Câu 2. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
A. Thiên lí
B. Thiên kiến
C. Thiên hạ
D. Thiên thanh
Câu 3. Vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông là vừa phải” trong bài Trưởng giả học làm sang?
A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó
B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ
C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót
D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối
Câu 4. Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ
A. Thông báo về việc cơm đang sôi
B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão
C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng được trích từ?
A. Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù, Nguyễn Huệ Chi, NXB Giáo dục, 1997
B. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
C. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
D. Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng ̣/2022
Câu 6: Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn bát cú đường luật
D. Tự do
Câu 7: Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” miêu tả lễ xướng danh vào năm nào?
A. 1897
B. 1898
C. 1899
D. 1900
Câu 8: Phật thích ca có đang điệu như nào?
A. Say khướt
B. Dáng say lảo đảo, tay cầm bầu rượu
C. Say lắm
D. Say bí tỉ
Câu 9: Khi sử dụng các từ Hán Việt cần lưu ý điều gì?
A. Đồng âm
B. Đồng nghĩa
C. Từ láy
D. Từ địa phương
Câu 10: Hiện tượng các từ cùng âm trong từ Hán Việt thường có
A. Nghĩa khác nhau, có liên quan đến nhau
B. Nghĩa không khác nhau, không liên quan đến nhau
C. Nghĩa khác nhau, có liên quan đến nhau
D. Nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau
Câu 11: Từ “gian” có yếu tố Hán Việt tương ứng là?
A. Gian nan
B. Ăn gian nói dối
C. Gian lao
D. Gian khổ
Câu 12: Câu nào có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa?
A. Nam sinh, nam quyền, nam phong
B. Kim chỉ nam, nam sinh
C. Kim chỉ nam, nam phong
D. Nam sinh, nam quyền, nam tính
Câu 13: Thơ trào phúng là gì?
A. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại sự bất hạnh
B. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại được những lạc hậu, thoái hóa, đả kích và vạch mặt kẻ thù
C. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm
D. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại được những sự suy thoái
Câu 14: Khi học xong thơ trào phúng, chúng ta cần
A. Có ý thức hơn
B. Có ý thức hướng tới những điều tốt đẹp
C. Có ý thức phê phán cái xấu
D. Có ý thức phê phán cái xấu, hướng tới những điều tốt đẹp
Câu 15: Theo bài Trưởng giả học làm sáng, vì sao lão ngăn cản con gái Cluyxin lấy Clêông?
A. Vì Clêông chống lại lão
B. Vì Clêông không phải quý tộc
C. Vì lão thấy Clêông không tốt
D. Vì lão không thích Clêông
Câu 16: ........................................
........................................
........................................