Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Tính từ

C. Đại từ

D. Động từ

Câu 2: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cũng nhau vui cười. Đoạn văn trên nhắc nhở binh sĩ về điều gì?

A. Nhắc nhở về tình cảm gắn bó như huynh đệ giữa chủ tướng và binh sĩ.

B. Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua.

C. Phê phán những biểu hiện sai trái.

D. A và B đúng.

Câu 3. Trong thời đại ngày nay, mỗi học sinh có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách nào?

A. Xung phong đi chiến đấu

B. Tham gia lao động sản xuất

C. Chăm chỉ học tập, yêu quê hương, gia đình

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Các kiểu đoạn văn Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp phân biệt bằng cách nào?

A. Là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận

B. Là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận

C. Là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung

D. Là các kiểu đoạn văn triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận

Câu 5. Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?

A. Lướt qua mọi khó khăn

B. Nhấn chìm lũ bán nước

C. Tiêu diệt lũ cướp nước

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

A. Để xin vua ra lệnh hòa hoãn.

B. Để xin vua ra lệnh đầu hàng.

C. Để xin vua ra lệnh đánh giặc.

D. Để xin vua ra lệnh rút lui.

Câu 7: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?

A. Kí.

B. Tiểu thuyết chương hồi.

C. Tùy bút.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8: Phong cách sáng tác của Tố Hữu là?

A. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.

B. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

C. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.

D. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng.

Câu 9: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện.

B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.

C. Để tô đậm tính cách nhân vật.

D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 10: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.

B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.

C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 11: Những địa danh nào được nhắc đến trong bài Ca Huế trên sông Hương?

A. Làng Thọ Cương, chùa Thiên Mụ.

B. Lăng vua Tự Đức.

C. Biển Lăng Cô.

D. Đại nội kinh thành Huế.

Câu 12: Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hứng gì?

A. Cảm hứng yêu thiên nhiên, cây cỏ.

B. Cảm hứng yêu nước và hào khí Đông A.

C. Cảm hứng yêu nước.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Chùm ba bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến là?

A. Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

B. Thu điếu, Thu xuân, Thu qua.

C. Thu vịnh, Thu điếu, Thu tàn.

D. Đáp án A,B đúng.

Câu 14: Tác dụng chính của đảo ngữ là?

A. Nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước.

B. Diễn đạt hiệu quả, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

C. Giúp chứng minh, giải thích một nhận định nào đó.

D. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 15: Đáp án nào dưới đây không phải là tác dụng của từ tượng hình?

A. Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ.

B. Giúp miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn.

C. Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.

D. Mô phỏng âm thanh con người.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay