Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?
A. Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm
B. Ngô Chi Thất và Ngô Trân
C. Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân
D. Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
Câu 2: Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng gì?
A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật
C. Giải thưởng Văn học ASEAN
D. Giải thưởng Văn học
Câu 3. Từ ngữ “trẻ trâu” xuất hiện trong giới trẻ gần đây thường chỉ điều gì?
A. Con trâu nhỏ
B. Tầng lớp thanh thiếu niên ngông cuồng
C. Những bạn mới lớn khỏe khoắn
D. Con nghé có giá trị
Câu 4. Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Hồng Nguyên)
A. Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
B. Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Câu 5. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả đang sống ẩn ở quê nhà
B. Khi tác giả đang trên đường ra chiến trận
C. Trong một dịp tác giả về thăm quê
D. Khi tác giả lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình
Câu 6: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã nói gì với vua?
A. Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.
B. Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượn đường là mất nước.
C. Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượn đường là mất nước.
D. Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượn đường là mất nước.
Câu 7: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
A. Ngày 25 tháng Chạp.
B. Ngày 29 tháng Chạp.
C. Ngày 30 tháng Chạp.
D. Mồng 3 tháng Giêng.
Câu 8: Điệp từ nào xuất hiện nhiều lần trong bài thơ Ta đi tới?
A. Điệp từ “ai”.
B. Điệp từ “tháng”.
C. Điệp từ “của”
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Theo ý nghĩa, từ ngữ địa phương được chia làm mấy loại?
A. 5 loại.
B. 4 loại.
C. 3 loại.
D. 2 loại.
Câu 10: Biệt ngữ xã hội dùng trong những tầng lớp nào?
A. Tầng lớp học sinh, sinh viên.
B. Tầng lớp các tôn giáo.
C. Tầng lớp phong kiến xưa.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng?
A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuôch sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gon.
Câu 12: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu bài Thiên trường vãn vọng được miêu tả vào khoảng thời gian nào?
A. Lúc mặt trời bắt đầu mọc.
B. Khi mặt trời đang trong thời điểm rực rỡ nhất.
C. Lúc chiều về, trời sắp tối.
D. Khi màn đêm buông xuống.
Câu 13: Sắp xếp các câu thơ dưới đây theo trình tự hợp lí?
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
A. 2, 3, 4, 1.
B. 2, 4, 1, 3.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 4, 3, 2, 1.
Câu 14: Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có dùng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn có đảo ngữ.
A. Đăng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
B. Đăng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh.
C. Câu văn thứ nhất (a) có dùng biện pháp đảo ngữ. Tác dụng của câu ván có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật bình thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả (“bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh”).
D. Câu văn thứ hai (b) có dùng biện pháp đảo ngữ. Tác dụng của câu ván có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật bình thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả (“bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh”).
Câu 15: Tìm từ tượng hình trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng?
“Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.”
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chin)
A. Từ “nắng ửng” gợi cảm giác nắng có nhiều điểm nhỏ và đều trên bề mặt.
B. Từ “lấm tấm” gợi hình ảnh những đốm nắng rải qua vòm cây, in trên những mái nhà tranh, gợi khung cảnh bình yên của buổi bình minh mùa xuân nơi làng quê.
C. Từ “nhà tranh” gợi sự vật quen thuộc với nhân dân Việt Nam.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................