Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1. Xét về mục đích nói, câu thơ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật

B. Cầu khiến

C. Cảm thán

D. Nghi vấn

Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

A. 1910

B. 1911

C. 1912

D. 1913

Câu 3: Những từ ngữ nào dưới đây thể hiện thái độ khinh thường căm phẫn trước hành động ngang nhiên của giặc

A. Thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

B. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.

C. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

D. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, nuốt gan uống máu quân thù.

Câu 4. Ca Huế trên sông Hương được đăng trên báo nào?

A. Báo An ninh Thủ đô

B. Báo “Người Hà Nội”

C. Bào Hà Nội mới

D. Báo Đất Việt

Câu 5: Bài thơ Ta đi tới thuộc thể thơ nào?

A. Năm chữ

B. Bốn chữ

C. Tự do

D. Lục bát

Câu 6: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây

A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

D. Trần Quôc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Câu 7: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?

A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.

B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.

C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Cho 2 câu thơ sau

“Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ”

Theo em, “chin năm” và “ba ngàn ngày” là khoảng thời gian diễn ra sự kiện lịch sử nào?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

B. Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950.

C. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 9: Cho đoạn văn sau

Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.

 (Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận)

Từ ngữ địa phương trong đoạn văn là gì?

A. Tôi.

B. Kinh.

C. Non.

D. Nát.

Câu 10: Giải thích ý nghĩa của biệt ngữ “thiên tử”

A. Con của trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.

B. Thuyền của nhân dân dùng để đánh bắt cá.

C. Con người.

D. Chỉ cái chết.

Câu 11: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?

A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.

B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối bài Thiên trường vãn vọng đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

A. Bức tranh cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

B. Bức tranh làng sinh động trong một buổi sớm bình minh.

C. Bức tranh về cảnh đồng quê dân dã, bình yên.

D. Bức tranh làng quê mờ ảo, huyền bí.

Câu 13: Ý nghĩa nhan đề “Thu điếu”?

A. Nhan đề bài “Thu điếu” vừa có ý nghĩa “mùa thu câu …” (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không có từ “ngư” là cá) theo tự dạng, lại vừa có nghĩa “mùa thu xót thương” theo nghĩa đồng âm, cũng không sai với nội dung bài thơ, không sai với chủ đề…

B. Thông thường vẫn hiểu là vịnh mùa thu, nhưng về chữ Hán còn cho phép hiểu là mùa thu, làm thơ.

C. Mùa thu uống rượu là nhãn tự.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 14: Đọc đoạn thơ sau

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang)

Nêu những câu thơ thể hiện biện pháp nghệ thuật đảo ngữ?

A. Câu thơ 1,2,3.

B. Câu thơ 2,4,6.

C. Câu thơ 3,4,5,6.

D. Câu thơ 3,5.

Câu 15: Đọc đoạn trích sau và tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các từ được in đậm

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

(Nam Cao, Lão Hạc)

A. Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu.

B. Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu, ư ử.

C. Từ tượng hình là ư ử, từ tượng thanh là móm mém.

D. Từ tượng hình là ư ử, hu hu, từ tượng thanh là móm mém.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay