Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM TIN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 01

Câu 1: Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì?

A. Một loại ngôn ngữ lập trình mà các lệnh gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên của con người.

B. Một loại ngôn ngữ lập trình mà các lệnh được biểu diễn bằng mã nhị phân.

C. Một loại ngôn ngữ lập trình chỉ có thể chạy trên một loại máy tính duy nhất.

D. Một loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng để điều khiển phần cứng của máy tính.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao?

A. Khó hiểu và khó gỡ lỗi.

B. Dễ học và dễ sử dụng.

C. Tính di động cao, có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau.

D. Gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 3: Python là gì?

A. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đa năng.

B. Một loại ngôn ngữ đánh dấu.

C. Một hệ điều hành.

D. Một phần mềm thiết kế đồ họa.

Câu 4: Cú pháp của Python như thế nào?

A. Gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng thụt lề để phân biệt các khối lệnh.

B. Khó hiểu và phức tạp.

C. Dựa trên các ký tự đặc biệt.

D. Yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về phần cứng máy tính.

Câu 5: Môi trường lập trình Python là gì?

A. Một hệ điều hành được thiết kế để chạy các ứng dụng Python.

B. Một chương trình cho phép viết và chạy code Python.

C. Một thư viện chứa các hàm và module Python.

D. Một trang web để học lập trình Python.

Câu 6: Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?

A. .p.

B. .pl.

C. .python.

D. .py.

Câu 7: Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2

A. 20.

B. 17.

C. 18.

D. 19.

Câu 8: Trong Python câu lệnh gán có dạng như thế nào?

A. < tên biến > :=< biểu thức >.

B. < tên biến > =< biểu thức >.

C. < tên biến > =< biểu thức >.

D. < tên biến > ==<biểu thức >.

Câu 9: Cho đoạn chương trình sau:

a=10 print(a)

Biến a thuộc dữ liệu kiểu

A. float.

B. bool.

C. str.

D. int.

Câu 10: Kết quả của dòng lệnh sau

>>> x, y, z = 10, “10”, 10

>>> type(z)

A. int.

B. float.

C. double.

D. str.

Câu 11: Biểu thức lôgic nào sau đây thể hiện số a thuộc nửa khoảng (5, 7]

A. 5 < a <= 7.

B. 5<= a <=7.

C. 5 < a < 7.

D. 5 <= a < 7.

Câu 12: Giá trị các biểu thức lôgic thuộc kiểu dữ liệu nào?

A. float.

B. int.

C. str.

D. bool.

Câu 13: Cho đoạn chương trình:

j = 0

for i in range(5):

j = j + i

print(j)

Sau khi thực hiện chương trình giá trị của biến j bằng bao nhiêu?

A. 14.

B. 15.

C. 12.

D. 10.

Câu 14: Cho đoạn lệnh sau:

for i in range(1,10,2):

print(i)

Trên màn hình i có các giá trị là

A. 1,3,5,7,10.

B. 1,3,5,7,9,10.

C. 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.

D. 1,3,5,7,9.

Câu 15: Câu lệnh sau giải bài toán nào:

while M != N:

if M > N:

M = M – N

else:

N = N – M

A. Tìm UCLN của M và N.

B. Tìm BCNN của M và N.

C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.

D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay