Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Trong Python, lệnh lặp for được sử dụng để làm gì?
A. Lặp lại một khối lệnh một số lần xác định hoặc duyệt qua các phần tử của một iterable (ví dụ: list, tuple, string).
B. Thực hiện một khối lệnh nếu một điều kiện là đúng.
C. Khai báo một biến.
D. Định nghĩa một hàm.
Câu 2: Cú pháp của lệnh lặp for trong Python là gì?
A. for biến in iterable: khối lệnh
B. for (biến in iterable) { khối lệnh; }
C. for biến = 0; biến < giới hạn; biến++ { khối lệnh; }
D. for biến in iterable do khối lệnh;
Câu 3: Trong Python, lệnh range() được sử dụng để làm gì?
A. Tạo ra một chuỗi các số.
B. Lặp lại một khối lệnh một số lần xác định.
C. Khai báo một biến.
D. Định nghĩa một hàm.
Câu 4: Kết quả của range(1, 10, 2) là gì?
A. [1, 3, 5, 7, 9]
B. [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9]
C. [2, 4, 6, 8]
D. [0, 2, 4, 6, 8]
Câu 5: Trong Python, lệnh lặp while được sử dụng để làm gì?
A. Thực hiện một khối lệnh nếu một điều kiện là đúng.
B. Lặp lại một khối lệnh cho đến khi một điều kiện là đúng.
C. Khai báo một biến.
D. Định nghĩa một hàm.
Câu 6: Cú pháp của lệnh lặp while trong Python là gì?
A. while (điều kiện) { khối lệnh; }
B. while điều kiện { khối lệnh }
C. while điều kiện do khối lệnh;
D. while điều kiện: khối lệnh
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu trúc chương trình trong Python?
A. Python là ngôn ngữ thông dịch, chương trình dịch của Python dịch đến đâu thì thực hiện chương trình tới đó. Như vậy không có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal hay.
B. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal hay C.
C. Python có quy định chặt chẽ phải có phần thân chương trình.
D. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo.
Câu 8: Đâu là khai báo biến x kiểu thực đúng?
A. x=5.
B. x:5.
C. x =0.2.
D. x==5.
Câu 9: Cấu trúc lặp với số lần biết trước có dạng như thế nào?
A. for < biến đếm > in range([giá trị đầu], < giá trị cuối >, [bước nhảy]):.
B. for < biến đếm > in range([giá trị đầu], < giá trị cuối >, [bước nhảy]) < lệnh >.
C. for < biến đếm > in range([giá trị đầu] to < giá trị cuối >, [bước nhảy]): < lệnh >.
D. for < biến đếm > in range([giá trị đầu], < giá trị cuối >, [bước nhảy]): < lệnh >.
Câu 10: Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất?
A. Ngôn ngữ bậc cao.
B. Ngôn ngữ máy.
C. Hợp ngữ.
D. Cả ba phương án đều sai.
Câu 11: Lệnh nào in ra màn hình các giá trị sau?
11111
22222
33333
44444
55555
A. for i in range(1, 6): print(str(i)*5).
B. for i in range(1, 6): print(i, i, i, i, i).
C. for i in range(1, 5): print(str(i)*5).
D. for i in range(0, 5): print(str(i)*5).
Câu 12: Lệnh gán giá trị cho biến b nguyên nào sau đây là đúng?
A. b = ‘10’.
B. b == 10.
C. B = 10.
D. b = 10.
Câu 13: Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm nào?
A. remove().
B. pop().
C. clear().
D. append().
Câu 14: Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?
A. for.
B. while – for.
C. while kết hợp với lệnh range().
D. for kết hợp với lệnh range().
Câu 15: Giả sử có một list: i = [2, 3, 4]. Nếu muốn in list này theo thứ tự ngược lại ta nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. print(list(reversed(i))).
B. print(list(reverse(i))).
C. print(reversed(i)).
D. print(reversed(i)).
Câu 16: ........................................
........................................
........................................