Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Biến trong lập trình là gì?
A. Một vùng nhớ được đặt tên để lưu trữ dữ liệu.
B. Một loại dữ liệu không thể thay đổi giá trị.
C. Một câu lệnh dùng để thực hiện một hành động.
D. Một hàm số dùng để tính toán.
Câu 2: Lệnh gán được sử dụng để làm gì?
A. Gán giá trị cho biến.
B. Khai báo kiểu dữ liệu cho biến.
C. So sánh hai giá trị.
D. Thực hiện phép toán.
Câu 3: Quy tắc đặt tên biến trong lập trình là gì?
A. Tên biến có thể chứa bất kỳ ký tự nào.
B. Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
C. Tên biến không được trùng với các từ khóa của ngôn ngữ lập trình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Từ khóa (keyword) trong ngôn ngữ lập trình là gì?
A. Một từ có ý nghĩa đặc biệt đối với trình biên dịch hoặc thông dịch của ngôn ngữ lập trình.
B. Một loại biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
C. Một hàm được định nghĩa sẵn để thực hiện một tác vụ cụ thể.
D. Một loại toán tử được sử dụng để thực hiện các phép tính.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của từ khóa?
A. Được sử dụng để khai báo biến, kiểu dữ liệu, cấu trúc điều khiển, vòng lặp,...
B. Có thể được định nghĩa lại bởi người dùng.
C. Không thể được sử dụng làm tên biến hoặc tên hàm.
D. Mỗi ngôn ngữ lập trình có một tập hợp các từ khóa riêng.
Câu 6: Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào sau đây?
A. lower().
B. len().
C. srt().
D. upper().
Câu 7: Lệnh nào sau đây dùng để tách xâu
A. split().
B. join().
C. remove().
D. copy().
Câu 8: Có bao nhiêu xâu kí tự nào hợp lệ?
1) “123_@##”
2) “hoa hau”
3) “346h7g84jd”
4) python
5) “01028475”
6) 123456
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Câu 9: Cho s = “123456abcdefg”, s1 = “124”, s2 = “235”, s3 = “ab”, s4 = “56” + s3
Có bao nhiêu biểu thức lôgic sau đúng?
1) s1 in s.
2) s2 in s.
3) s3 in s.
4) s4 in s.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Muốn xóa một phần tử từ danh sách ta dùng lệnh gì?
A. remove().
B. insert().
C. append().
D. clear().
Câu 11: Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?
6 in A
‘a’ in A
A. False, True.
B. True, False.
C. True, False.
D. False, False.
Câu 12: Muốn xóa phần tử thứ 2 trong danh sách a ta dùng lệnh gì?
A. del a.
B. del a(2).
C. del(2).
D. remove(2).
Câu 13: Các khối lệnh trong cấu trúc tuần tự sẽ được thực hiện như thế nào?
A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.
B. Khối lệnh này tương ứng với cấu trúc rẽ nhánh và được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện if.
C. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.
D. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
Câu 14: Cho đoạn chương trình python sau:
Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Câu 15: Cấu trúc rẽ nhánh có các khối lệnh thực hiện lệnh ra sao?
A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.
B. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối này tương ứng với cấu trúc tuần tự trong chương trình và được thể hiện bằng các câu lệnh như: gán giá trị, nhập/xuất dữ liệu,...
D. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................