Phiếu trắc nghiệm Toán 6 cánh diều Ôn tập Chương 2: Số nguyên (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Số nguyên (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN

Câu 1: Nếu – 50 m biểu diễn độ sâu là 50 m dưới mực nước biển thì + 50 m biểu diễn độ cao là:

  1. – 50 m trên mực nước biển
  2. 50 m dưới mực nước biển
  3. – 50 m dưới mực nước biển
  4. 50 m trên mực nước biển

Câu 2: Tập hợp các số nguyên kí hiệu là:

  1. N
  2. N*
  3. Z
  4. Z+

Câu 3: Giá trị của biểu thức: b + (- 35) với b = 20 là:

  1. 15
  2. 55
  3. - 15
  4. - 55

Câu 4: Tìm x biết 10 + x = 4

  1. 14
  2. 6
  3. - 14
  4. - 6

Câu 5: Có bao nhiêu ước của – 12:

  1. 12
  2. 16
  3. 8
  4. 6

Câu 6: Viết các số sau: trừ hai mươi tư, âm ba mươi sáu

  1. -24; 36
  2. -24; -36
  3. 24; -36
  4. 24; 36

 

Câu 7: Chọn câu đúng:

  1. 6 ∈ N
  2. 9 ∉ N
  3. – 9 ∈ N
  4. – 19 ∈ Z

 

Câu 8: Chọn khẳng định sai.

  1. Số 0 là bội của mọi số nguyên.
  2. Các số -1 và 1 là ước của mọi số nguyên
  3. Nếu a chia hết cho b thì a cũng chia hết cho bội của b.
  4. Số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào.

 

Câu 9: Trong các khẳng định sau khẳng định đúng là:

  1. Nếu a . b > 0 thì a và b là hai số nguyên dương
  2. Nếu a . b > 0 thì a và b là hai số nguyên âm
  3. Nếu a . b = 0 thì a = 0 và b = 0
  4. Nếu a . b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu

 

Câu 10: Tổng a – (b – c – d) bằng:

  1. a – b – c – d
  2. a + b – c – d
  3. a – b + c + d
  4. a + b + c + d

 

Câu 11: Dãy nào dưới đây gồm hai số nguyên âm và một số tự nhiên? 

  1. – 18, – 45, 23
  2. 36, 48, – 72
  3. 34, – 45, 0
  4. 0, 121, – 60

 

Câu 12: Điểm -2 cách điểm 3 bao nhiêu đơn vị?

  1. 5
  2. 2
  3. 1
  4. 8

 

Câu 13: Cho tập hợp A = {−7; −4; −1; 2; 3}. Hãy viết tập hợp B là các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A.

  1. B = {7; 4; 1; -2; -3}
  2. B = {3; -2; 1; -5; 7}
  3. B = {3; -2; 1; -5; 7}
  4. B = {7; 2; 1; -5; -7}

 

Câu 14: Nếu 50 000 đồng biểu diễn số tiền có là 50 000 đồng thì – 100 000 đồng biểu diễn số tiền: 

  1. có 100 000 đồng
  2. có 150 000 đồng
  3. nợ 100 000 đồng
  4. nợ 150 000 đồng 

 

Câu 15: Giá trị của biểu thức Q = (-5)5. (-23)2 . 0. (2020)2020 là:

  1. -34792
  2. 1
  3. 0
  4. 100 000

 

Câu 16: Chọn đáp án đúng?

  1. (– 10) + (– 5) < – 16
  2. 3 + 5 < – 3
  3. (– 8) + (– 7) = (– 7) + (– 8)
  4. (– 102) + (– 5) > – 100

 

Câu 17: Với giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn −24 . (x−5)= −192?

  1. x = 96 
  2. x = −13
  3. x = −23
  4. x = 13

 

Câu 18: Cho số nguyên b và b – x = – 9. Tìm x.

  1. – 9 – b     
  2. – 9 + b     
  3. b + 9     
  4. – b + 9

 

Câu 19: Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:

  1. Nếu tổng hai số tự nhiên bằng 0 thì cả hai số tự nhiên đó đều bằng 0
  2. Nếu tổng hai số nguyên bằng 0 thì cả hai số nguyên đó đều bằng 0
  3. Tổng của nhiều số nguyên âm cũng là một số nguyên âm 
  4. Tổng của nhiều số nguyên dương cũng là một số nguyên dương

 

Câu 20: Tìm số nguyên x sao cho: chia hết cho

  1. x ∈ {-2; 0; 2; 4}
  2. x ∈ {-3; -1; 1; 3}
  3. x ∈ { 0; 2; 4}
  4. Đáp án khác

 

Câu 21: Sử dụng số nguyên âm biểu thị các độ cao sau:

(1) Hồ Baikal (Liên bang Nga) được xem là hồ nước ngọt sau nhất và cổ nhất Trái Đất. Hồ Baikal chứa khoảng 22% lượng nước ngọt trên thế giới. Nơi sâu nhất của hồ lên đến 1642 m;

(2)  Hồ Great Slave (tây bắc Canada) là hồ sau nhất khu vực Bắc Mỹ, với độ sâu tối đa lên đến 614 m.

(3) Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và lớn thứ hai thế giới, với độ sâu trung bình của hồ khoảng 40 m.

  1. (1). - 1642 m; (2). - 614 m; (3). - 40 m
  2. (1). - 40 m; (2). - 614 m; (3). - 1642 m
  3. (1). 1642 m; (2). – 614 m; (3). 40 m
  4. (1). - 1642 m; (2). 614 m; (3). 40 m

 

Câu 22: Cho E = {− 4; 2; 0; − 1; 7; − 2020}. Viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc E và là số nguyên âm.

  1. D = {− 4; 2; − 1}
  2. D = {−4; − 1; − 2020}
  3. D = {− 1; 7; 2020}
  4. D = {2; 0; 7}

 

Câu 23: Tính tổng của tất cả các số nguyên x thỏa mãn - 100 < x < 100

  1. 100
  2. 0
  3. 99
  4. -100

 

Câu 24: Bác Hà là khách quen của cửa hàng tạp hóa nhà bác Diệp nên có thể mua hàng trước, trả tiền sau. Hôm qua bác Diệp đã cho bác Hà nợ 80 nghìn đồng, hôm nay bác Hà lại muốn nợ 40 nghìn đồng nữa. Em hãy dùng số nguyên để giúp bác Diệp ghi vào sổ số tiền bác Hà còn nợ bác Diệp. (đơn vị: nghìn đồng)

  1. -40
  2. -80
  3. 120
  4. -120

 

Câu 25: Tính tổng S = 1 – 3 + 5 – 7 + ... + 2001 – 2003.

  1. S = – 1 000
  2. S = – 1 001
  3. S = – 1 002
  4. S = – 1 003

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay