Trắc nghiệm bài 18: Vương quôc Chăm Pa

Lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 18: Vương quôc Chăm Pa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng:

A. Cuối thể kỉ II TCN.

B. Đầu thế kỉ I.

C. Cuối thế kỉ II.

D. Thế kỉ III.

 

Câu 2. Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:

A. Phù Nam.

B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp.

D. Tượng Lâm. 

 

Câu 3. Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:

A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.

B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.

C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.

D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

 

Câu 4. Tôn giáo có trong đời sống tinh thần của người Chăm cổ là:

A. Phật giáo.

B. Thiên chúa giáo.

C. Đạo Bà La Môn.

D. Hồi giáo. 

 

Câu 5. Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành quyền tự chủ:

A. Lâm Ấp.

B. Khu Liên.

C. Phùng Hưng. 

D. Mai Thúc Loan. 

 

Câu 6. Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến:

A. Ninh Thuận ngày nay. 

B. Bình Thuận ngày nay.

C. Quảng Nam ngày nay. 

D. Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. 

 

Câu 7. Khoảng thế kỉ VII, Lâm Ấp đổi tên thành:

A. Tượng Lâm.

B. Chăm-pa.

C. Chân Lạp.

D. Phù Nam. 

 

Câu 8. Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đât nước Việt Nam vào:

A. Từ thế kỉ X.

B. Từ sau thế kỉ X.

C. Từ giữ thể kỉ XI.

D. từ cuối thể kỉ XI. 

 

Câu 9. Vương quốc Chăm-pa là cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân:

A. Ả Rập. 

B. Trung Quốc. 

C. Ấn Độ. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 10. Công trình kiến trúc, điêu khắc thuộc về người Chăm cổ là:

A. Chùa hang A-gian-ta.

B. Bia Võ Cảnh.

C. Đài thờ Trà Kiệu.

D. Đầu ngói lớp có trang trí mặt sử tử. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:

A. Du lịch biển.

B. Thủ công nghiệp.

C. Chế tác kim hoàn.

D. Nông nghiệp trồng lúa nước. 

 

Câu 2. Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:

A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công. 

B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ. 

D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:

A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn. 

B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,

C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).

D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam). 

 

Câu 4. Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:

A. Chữ Hán của người Trung Quốc.

B. Chữ Nôm của người Việt Nam.

C. Chữ Pali của người Ấn Độ.

D. Chữ Phạn của người Ấn Độ. 

 

Câu 5. Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:

A. Quãng Ngãi.

B. Quảng Nam. 

C. Quảng Trị.

D. Quảng Bình. 

 

Câu 6. Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:

A. Đồng Đậu. 

B. Gò Mun. 

C. Sa Huỳnh.

D. Hoà Bình. 

 

Câu 7. Đâu không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:

A. Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Làm gốm, khai thác lâm sản.

C. Đóng thuyền, đánh bắt cá.

D. Làm giấy, dệt vải. 

 

Câu 8. “Đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc là:

A. Hoàng đế. 

B. Thiên tử.

C. Vua.

D. Cả A, B, C đều sai.

 

Câu 9. Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.

B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.

C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

 

Câu 10. Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.

B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.

C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc

D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1. Phần không thể thiếu trong lễ hội của cư dân Chăm-pa là:

A. Nhảy múa.

B. Cúng tế.

C. Âm nhạc.

D. Cúng tế và âm nhạc. 

 

Câu 2. So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:

A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.

B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.

D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

 

Câu 3. Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với

A. Một vị thần.

B. Một thầy cúng.

C. Một thầy thuốc.

D. Một tù trưởng.

 

Câu 4. Hoạt động kinh tế không phải của cư dân Chăm-pa là:

A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.

C. Khai thác sản vật rừng và biển.

D. Trồng nho, ôliu.

 

Câu 5. Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra nhằm mục đích:

A. Phục vụ cuộc sống hằng ngày.

B. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.

C. Trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.

D. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.

 

Câu 6. Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:

A. Trung Quốc.

B. Ai Cập.

C. Ấn Độ.

D. Ả Rập.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

B. Tháp Chăm (Phan Rang). 

C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận). 

 

Câu 2. Sri trong tiếng Phạn nghĩa là:

A. Địa chủ.

B. Hoàng đế.

C. Đấng tối cao.

D. Vua. 

 

Câu 3. Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:

A. Quảng Ngãi.

B. Quảng Nam.

C. Đà Nẵng.

D. Bình Định. 

 

Câu 4. Năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện khu đền tháp cổ tại:

A. Quảng Nam ngày nay. 

B. Đà Nẵng ngày nay.

C. Ninh Thuận ngày nay.

D. Bình Định ngày nay. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay