Trắc nghiệm chương V bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân
Toán 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chương V bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân. Bộ trắc nghiệm có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Thực hiện phép tính: 12,3 + 5,67 ta được kết quả là
A. 17,97 B. 19,77 C. 7,67 D. 7,63
Câu 2. Kết quả của phép tính 22,13 + 15,7 là
A. 6,43 B. 37,83 C. 38,73 D. -6,43
Câu 3. Kết quả của phép tính (-12,3) + (-5,67) là
A. 6,63 B. -6,63 C. -19,97 D. 19,97
Câu 4. Kết quả của phép tính 23,5 - 15,15 là
A. 38,65 B. -38,65 C. 8,35 D. -8,35
Câu 5. Thực hiện phép tính -5,5 + 90,67 ta được kết quả là
A. 96,17 B. 85,17 C. -85,17 C. -96,17
Câu 6. Kết quả của phép trừ 0,008 - 3,9999 là
A. 3,9919 B. 4,0079 C. -3,9919 D. -4,0079
Câu 7. Hiệu (-14,25) - (-9,2) = ?
A. -5,05 B. 5,5 C. 23,45 D. -23,45
Câu 8. Kết quả của phép trừ -7,45 - 8,3 là
A. 15,75 B. -0,85 C. 0,85 D. - 15,75
Câu 9. Thay dấu ? bằng số thập phân thích hợp: 12,3 + 5,67 = ?
A. 17,79 B. 19,77 C. 17,97 D. 6,63
Câu 10. Thay dấu ? bằng số thập phân thích hợp: 12,3 - 5,67 = ?
A. 17,79 B. 19,77 C. 17,97 D. 6,63
2. THÔNG HIỂU (12 câu)
Câu 1. Tính một cách hợp lí: 89,45 + (-3,28) + 0,55 - 6,72 ta được kết quả là
A. 80 B. -80 C. 100 D. -100
Câu 2. Tính một cách hợp lí: 29,42 + 20,58 - 34,23 + (-2,77) ta được kết quả là
A. 13 B. -10 C. -110 D. 110
Câu 3. Thực hiện phép tính (-4,5) + 3,6 + 4,5 + (-3,6) ta được kết quả là
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 4. Thực hiện phép tính 2,1 + 4,2 + (-7,9) + (-2,1) + 7,9 được kết quả là
A. 0 B. -4,2 C. 4,2 D. 2,4
Câu 5. Thực hiện phép tính 3,176 - (2,014 + 1,18) được kết quả là
A. 0,018 B. 0,108 C. - 0,108 D. -0,018
Câu 6. Tìm x biết: 6,2 + x = 8,8 + 3,92
A. x = 6,52 B. x = 12,72 C. x = 6,2 D. x = 8,8
Câu 7. So sánh kết quả của phép tính (2,1 + 3,2) + 4,5 và 2,1 + (3,2 + 4,5)
A. (2,1 + 3,2) + 4,5 > 2,1 + (3,2 + 4,5)
B. (2,1 + 3,2) + 4,5 < 2,1 + (3,2 + 4,5)
C. (2,1 + 3,2) + 4,5 = 2,1 + (3,2 + 4,5)
D. (2,1 + 3,2) + 4,5 ≠ 2,1 + (3,2 + 4,5)
Câu 8. Thực hiện phép tính bằng cách tính hơp lí: 5,42 - (-2,99 - 4,58) + (10 - 2,99)
A. 10 B. 20 C. 5,42 D. -10
Câu 9. Tính bằng cách hợp lí: 14,7 + (-8,4) + (-4,7)
A. 1,6 B. -1,6 C. 1,4 D. -1,4
Câu 10. Tính bằng cách hợp lí: (-4,5) + 3,6 + (4,5 - 3,6)
A. 4,5 B. 3,6 C. 0 D. -3,6
Câu 11. Tính bằng cách hợp lí: 2,1 + 4,2 + (-7,9) + (-2,1) + 7,9
A. 2,1 B. 4,2 C. 7,9 D. -7,9
Câu 12. Tính giá trị biểu thức M = 4,38 - 1,9 + 0,62
A. M = 3,1 B. M = 1,9 C. M = 4,38 D. 0,62
3. VẬN DỤNG (11 câu)
Câu 1. Cho biết một quả chuối nặng 100g có chứa:
- Chất béo: 0,3g
- Kali: 0,42g
Trong quả chuối đó, khối lượng Kali nhiều hơn khối lượng chất béo là
A. 0,12g B. -0,12g C. 0,72g D. -0,72g
Câu 2. Một quả cam nặng 250,01g và một quả ướt chuông nặng 150,12g. Quả cam nặng hơn quả ướt chuông bao nhiêu gam?
A. 99,89g B. 400,13 C. 400,03 D. 99,93
Câu 3. Bạn Nam cao 1,57m, bạn Loan cao 1,49m. Hỏi bạn Loan thấp hơn bạn Nam bao nhiêu mét?
A. - 0,08m B. 0,06m C. 0,08m D. -0,06m
Câu 4. Bạn Tuấn cao 1,58m, bạn Hưng cao 1,53m, bạn An cao 1,46m. Hỏi chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất bao nhiêu mét?
A. 0,18m B. 0,12m C. 0,14m D. 0,04m
Câu 5. Bác Tuân cưa ba thanh gỗ: thanh gỗ thứ nhất dài 1,85m, thanh thứ hai dài hơn thanh thứ nhất 10cm. Độ dài thanh gỗ thứ ba ngắn hơn tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là 1,35m. Thanh gỗ thứ ba mà bác Tuân đã cưa dài bao nhiêu mét?
A. 2,38m B. 2,48m C. 3,8m D. 1,95m
Câu 6. Tính chu vi của tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 2,4cm; 3,75cm; 3,6cm.
A. 7,85cm B. 7,95cm2 C. 7,55cm2 D. 7,95cm
Câu 7. Tính chu vi của hình thang cân, biết số đo cạnh đáy nhỏ là 2,5cm, cạnh đáy lớn là 4,15cm, cạnh bên là 3,16 cm.
A. 12,97cm B. 12,87cm C. 12,77cm D. 12,87cm2
Câu 8. Oxi có nhiệt độ sôi -182,95⁰C. Nitơ có nhiệt độ sôi -195,73⁰C. Hỏi nhiệt độ sôi của Oxi cao hay thấp hơn nhiệt độ sôi của Nitơ là bao nhiêu?
A. Thấp hơn 12,78⁰C
B. Thấp hơn 7,8⁰C
C. Cao hơn 12,78⁰C
D. Cao hơn 7,8⁰C
Câu 9. Một tàu thăm dò đáy biển đang ở độ cao -0,45km (so với mực nước biển). Tính độ cao mới của tàu (so với mực nước biển) sau khi tàu nổi lên thêm 0,15km.
A. 0,3 km B. -0,3 km C. 0,6 km D. -0,6 km
Câu 10. Một khối nước đá có nhiệt độ -5,4⁰C. Nhiệt độ của khối nước đá đó phải tăng thêm bao nhiêu độ để chuyển thành thể lỏng? (Biết điểm nóng chảy của nước đá là 0⁰C
A. -5,4⁰C B. -4,5⁰C C. 5,4⁰C D. 4,5⁰C
Câu 11. Nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Cực là -3,4⁰C, ở Nam Cực là -49,3⁰C. Cho biết nhiệt độ trung bình năm ở nơi nào thấp hơn và thấp hơn bao nhiêu độ C.
A. Bắc Cực thấp hơn và thấp hơn 45,9⁰C
B. Nam Cực thấp hơn và thấp hơn 45,9⁰C
C. Bắc Cực thấp hơn và thấp hơn - 45,9⁰C
D. Nam Cực thấp hơn và thấp hơn - 45,9⁰C