Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TIẾP THEO)

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của

A. Quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi.

B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. Sông ngòi nhiều nước.

D. Chế độ nước sông theo mùa.

Câu 2: Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. Đất phèn, đất mặn.     

B. Đất cát, đất pha cát.

C. Đất feralit.

D. Đất phù sa ngọt.

Câu 3: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng

A. Núi cao.     

B. Đồi núi thấp.

C. Đồng bằng ven biển.     

D. Đồng bằng châu thổ.

Câu 4: Lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Sông Mã.     

B. Sông Cả.

C. Sông Gianh.     

D. Sông Bến Hải.

Câu 5: Hệ thống sông lưới duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là

A. Sông Hồng.     

B. Sông Kì Cùng - Bằng Giang.

C. Sông Mê Công.

D. Sông Thái Bình.

Câu 6: Phần lớn các sông ở vùng Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Công qua hai sông là

A. Đak Krông, La Súp.     

B. Xê Xan, Xrê Pôc.

C. Xê Công, Sa Thầy.     

D. Xê Xan, Đak Krông.

Câu 7: Hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là

A. Hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk.     

B. Hồ dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ.

C. Hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.     

D. Hồ Trị An, hồ Thác Bà.

Câu 8: Vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá badan có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Đông Bắc.      

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên. 

D. Đông Nam Bộ.

Câu 9: Vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Đông Bắc.     

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.    

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.

B. Đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.

C. Đất phèn, đất feralit trên đá badan.

D. Đất xám trên phù sa cổ, đất feralit trên đá vôi.

Câu 11: Phần lớn diện tích đất cát biển ở nước ta phân bố ở?

A. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.     

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng duyên hải miền Trung.     

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở

A. Vùng núi Hoàng Liên Sơn.     

B. Vùng núi Phong Nha - Kẻ Bàng.

C. Vùng núi Ngọc Linh.

D. Vùng cao nguyên Lâm Viên.

Câu 13: Trên lãnh thổ nước ta có

A. 3260 con sông.

B. 2360 con sông.  

C. 3620 con sông.

D. 2630 con sông.

Câu 14: Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được là khoảng

A. 100 triệu tấn/năm.

B. 150 triệu tấn/năm.

C. 180 triệu tấn/năm.

D. 200 triệu tấn/năm.

2. THÔNG HIỂU (18 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co.

Câu 2: Chế độ nước sống theo mùa là do

A. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ.

B. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.

C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.

D. Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa.

Câu 3: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

A. Độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh.

B. Sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.

C. Chế độ mưa thất thường.

D. Lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.

Câu 4: Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Tổng lượng nước sông lớn.

C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa.

D. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi.

Câu 5: Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. Hình thành trên đất mẹ có nhiều chất xơ.

B. Nhận được nhiều ánh nắng mặt trời.

C. Lượng phù sa trong đất lớn.

D. Tích tụ nhiều oxit sắt.

Câu 6: Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. Rừng gió mùa thường xanh.

B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. Rừng thưa khô rựng lá.

Câu 7: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động

A. Sản xuất công nghiệp.     

B. Sản xuất nông nghiệp.

C. Thương mại.

D. Du lịch.

Câu 8: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. Làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp.

B. Làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh lúa nước.

C. Làm năng suất nông nghiệp giảm.

D. Làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

Câu 9: Căn cứ vào biểu đồ đường ỏ atlat địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là

A. Tháng 11, tháng 8, tháng 10.

B. Tháng 10, tháng 8, tháng 10.

C. Tháng 10, tháng 8, tháng 11.

D. Tháng 9, tháng 8, tháng 11.

Câu 10: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chạy theo hướng tây - đông ở nước ta là

A. Vùng núi Đông Bắc.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11: Vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Cát Bà.    

B. Xuân Thủy.

C. Ba Vì.

D. Ba Bể.

Câu 12: Khu vực phân bố chủ yếu của loài bò tót thuộc phần khu vực địa lí động vật là

A. Khu Đông Bắc.     

B. Khu Bắc Trung Bộ.

C. Khu Trung Trung Bộ.     

D. Khu Nam Trung Bộ.

Câu 13: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là hệ sinh thái rừng

A. nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

B. ngập mặn ven biển phát triển trên đất mặn.

C. gió mùa thường xanh phát triển trên đá vôi.

D. thưa khô rụng lá tới xa van phát triển trên đất badan.

Câu 14: Lượng phù sa hằng năm bồi đắp ở các vùng đồng bằng lớn là do

A. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi.

B. nước ta có địa hình núi cao chủ yếu với lớp phủ thực vật yếu.

C. quá trình xâm thực, bào mòn chậm nhưng bề mặt địa hình yếu.

D. các hoạt động nông nghiệp của con người ở miền núi ngày càng mạnh.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?

A. Mạng lưới dày đặc.

B. Nhiều nước.

C. Ít phù sa.

D. Thủy chế theo mùa.

Câu 16: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện

A. hiện tượng xâm thực.

B. thành tạo địa hình cácxtơ.

C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Câu 17: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hóa theo mùa không phải là điều kiện cần thiết để phát triển ngành nào dưới đây?

A. phát triển lúa nước.

B. sản xuất hàng hóa.

C. tăng vụ, xen canh.

D. đa dạng hoá cây trồng.

Câu 18: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ít ảnh hưởng đến ngành

A. trồng trọt.

B. chăn nuôi.

C. du lịch.

D. thương mại

Câu 2: Chế mưa theo mùa đã làm cho sông ngòi nước ta có

A. chế độ dòng chảy theo mùa.

B. nhiều thiên tai tự nhiên (lũ lụt, lũ quét,…).

C. tổng lượng nước lớn.

D. tổng lượng phù sa lớn.

Câu 3: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. du lịch.

D. giao thông vận tải.

Câu 4: Tây Nguyên là khu vực có chế độ nước như thế nào?

A. Chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn.

B. Điều hòa và ổn định.

C. Thất thường vào mùa lũ, điều hòa mùa cạn.

D. Có lũ tiểu mãn vào mùa hạ.

Câu 5: Giải thích tại sao đất Feralit là loại đất chính ở Việt Nam?

A. có diện tích đồi núi lớn.

B. chủ yếu là đồi núi thấp.

C. có khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. trong năm có hai mùa mưa, khô.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu

A. ôn đới lục địa.

B. nhiệt đới khô.

C. nhiệt đới ẩm.

D. ôn đới hải dương.

Câu 2: Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là

A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.

B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông.

C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng ở hạ lưu sông vào mùa lũ.

D. gây cản trở cho việc cung cấp nước nông nghiệp.

Câu 3: Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là

A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.

C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.

D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay