Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (18 câu)

Câu 1: Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là

A. 1/2 và 1/2.     

B. 2/3 và 1/3.

C. 3/4 và 1/4.

D. 4/5 và 1/5.

Câu 2: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. Đồng bằng.     

B. Đồi núi thấp.

C. Núi trung bình.     

D. Núi cao.

Câu 3: Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ Bắc xuống Nam.

B. thấp dần từ Tây sang Đông.

C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 4: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc - nam và hướng vòng cung.

B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

C. hướng đông - tây và hướng vòng cung.

D. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung.

Câu 5: Hướng tây bắc - đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.

B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam.

Câu 6: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc.

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

Câu 7: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Câu 8: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.

Câu 9: Vùng núi Tây Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.

Câu 10: Vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.

Câu 11: Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.

Câu 12: Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc.     

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

Câu 13: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là

A. Đông Bắc.     

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.   

D. Trường Sơn Nam.

Câu 14: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung

A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều.

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm.

D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn.

Câu 15: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

A. thung lũng sông Đà.    

B. thung lũng sông Lô.

C. thung lũng sông Hồng.    

D. thung lũng sông Gâm.

Câu 16: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. thung lũng sông Đà.     

B. thung lũng sông Mã.

C. thung lũng sông Cả.   

D. thung lũng sông Thu Bồn.

Câu 17: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là

A. dãy Hoàng Liên Sơn.     

B. dãy Pu Sam Sao.

C. dãy Hoành Sơn.   

D. dãy Bạch Mã.

Câu 18: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là

A. bắc - nam.

B. tây bắc - đông bắc.

C. tây bắc - đông nam.

D. tây - đông.

 

2. THÔNG HIỂU (16 CÂU)

Câu 1: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng...

C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Câu 2: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc. 

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.     

D. Tây Bắc.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình ít chịu tác động của con người.

C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

Câu 4: Đặc điểm địa hình “gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi

A. Đông Bắc.     

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.     

D. Trường Sơn Nam.

Câu 5: Cấu trúc địa hình với “bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi

A. Đông Bắc.     

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.     

D. Trường Sơn Nam.

Câu 6: Cấu trúc địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam” là của vùng núi

A. Đông Bắc.     

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.     

D. Trường Sơn Nam.

Câu 7: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

A. Đông Bắc.     

B.Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.     

D. Trường Sơn Nam.

Câu 8: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là

A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế.

B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.

C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây.

D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc.

Câu 9: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

A. duyên hải Nam Trung Bộ.     

B. Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 10: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

A. ria đồng bằng ven biển miền Trung.

B. ria phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long.

C. ria phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.

D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam.

Câu 11: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.

B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 12: Đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Mở rộng về phía Nam.

B. Thu hẹp về phía Nam.

C. Kéo dài liên tục theo chiều Bắc - Nam.

D. Phân bố xen kẽ các cao nguyên đá vôi.

Câu 13: Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trường Sơn Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Nam.

D. Tây Bắc.

Câu 14: Vùng núi nào sau đây nằm giữa sông Hồng và sông Cả?

A. Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?

A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

B. Hầu hết là địa hình núi cao.

C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

D. Địa hình vùng nhiệt đới gió mùa.

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta là

A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.

B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.    

B. Ngọc Linh.

C. Lang Bian.    

D. Bà Đen.

Câu 2: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

A. bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan.

D. độ cao khoảng từ 100m đến 200m.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?

A. có các cao nguyên bazan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

B. có núi cao, núi thấp, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên.

C. bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

D. nước ta vừa có núi, có đồi, vừa có sông và biển.

Câu 4: Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi

A. hướng của các mảng nền cổ.

B. cường độ các vận động nâng lên.

C. vị trí địa lí của nước ta.

D. hình dạng lãnh thổ đất nước.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là

A. tác động của vận động Tân kiến tạo.

B. sự xuất hiện khá sớm của con người.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. vị trí địa lí giáp Biển Đông.

Câu 2: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là

A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.

B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.

C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.

D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay