Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Hoa Kì, Ôxtrâylia Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau

A. Inđônêxia, Thái Lan.     

B. Malaixia, Philippin.

C. Inđônêxia, Malaixia.    

D. Inđônêxia, Philippin.

Câu 2: Nước ta đang có cơ cấu dân số

A. cơ cấu dân số trẻ.

B. cơ cấu dân số vàng.

C. cơ cấu dân số già.

D. cơ cấu dân số ổn định.

Câu 3: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào

A. Nửa đầu thế kỉ XIX.     

B. Nửa sau thế kỉ XIX.

C. Nửa đầu thế kỉ XX.    

D. Nửa sau thế kỉ XX.

Câu 4: Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập chung nhiều nhất ở

A. Liên bang Nga.     

B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.

C. Các nước Đong Âu.     

D. Anh và một số nước Tây Âu khác.

Câu 5: Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm

A. Là cơ cấu dân số trẻ.

B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa.

C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa.

D. Là cơ cấu dân số già.

Câu 6: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ

Câu 7: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta

A. Đông Bắc.     

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.     

D. Tây Nguyên.

Câu 8: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến

A. mức gia tăng dân số.

B. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc.

C. Cơ cấu dân số.

D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

Câu 9: Phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức

A. Dưới 100 người/km2.    

B. Từ 101 - 200 người/km2.

C. Từ 201 - 500 người/km2.     

D. Trên 500 người/km2.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở

A. Dải ven biên giới Việt Nam - Campuchia.

B. Dải ven biển.

C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu.

D. Vùng bán đảo Cà Mau.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây.

B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh.

C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2.

D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu 12: Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Câu 13: Số lượng các dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước ta là

A. 50.

B. 54.

C. 55.

D. 56.

Câu 14: Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm khoảng

A. 80 vạn người.

B. 90 vạn người.

C. 70 vạn người.

D. 1 triệu người.

Câu 15: Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là

A. Bắc Mĩ, châu Âu, Ôxtrâylia.

B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.

C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.

D. châu Âu, Ôxtrâylia, Trung Á.

Câu 16: Tây Bắc là vùng có

A. mật độ dân số cao nhất nước ta.

B. mật độ dân số thấp nhất nước ta.

C. nhiều tài nguyên dầu khí nhất nước ta.

D. nền kinh tế phát triển nhất nước ta.

Câu 17: Nước ta có khoảng bao nhiêu người sống ở nước ngoài?

A. 3 triệu người.

B. 3,2 triệu người.

C. 3,5 triệu người.

D. 3,8 triệu người.

2. THÔNG HIỂU (16 CÂU)

Câu 1: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là

A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.

B. Số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.

C. Số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số.

D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 2: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng

A. Nhóm 0 - 14 tuổi tăng, nhóm 15 - 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.

B. Nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 15 - 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

C. Nhóm 0 - 14 tuổi tăng, nhóm 15 - 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

D. Nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 15 - 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.

Câu 3: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do

A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại.

B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau.

C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng.

D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau.

Câu 4: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do

A. Quy mô dân số giảm.

B. Dân số có xu hướng già hóa.

C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.

Câu 5: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rất lớn đến

A. Việc sử dụng lao động.

B. Mức gia tăng dân số.

C. Tốc độ đô thị hóa.

D. Quy mô dân số của đất nước.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta?

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng.

D. Thưa dân, cơ cấu dân số trẻ.

Câu 7: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?

A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội.

B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn.

D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội.

Câu 8: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là

A. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

B. không đảm bảo sự phát triển bền vững.

C. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

D. chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện.

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là

A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.

B. có khí hậu thuận lợi, ôn hòa.

C. có nền kinh tế rất phát triển.

D. có lực lượng sản xuất có trình độ, chuyên môn cao.

Câu 10: Nguyên nhân cơ bản khiến đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.

B. khí hậu thuận lợi hơn.

C. giao thông thuận tiện hơn.

D. lịch sử định cư sớm hơn.

Câu 11: Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có

A. Ngành du lịch phát triển nhất.

B. Nền kinh tế phát triển nhất.

C. Mật độ dân số thấp nhất.

D. Ngành chăn nuôi phát triển nhất.

Câu 12: Phát biểu nào không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

A. Sử dụng ít lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

B. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

C. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

D. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Câu 13: Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

A. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

D. mở rộng thị trường tiêu thụ.

Câu 14: Gia tăng dân số giảm nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người, nguyên nhân là do

A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ.

B. mức chết xuống thấp và ổn định.

C. sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số.

D. đời sống nhân dân được nâng cao.

Câu 15: Đặc điểm nào không đúng với dân cư, dân tộc ở nước ta?

A. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất.

B. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.

C. Chất lượng đời sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao.

D. Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch.

Câu 16: Hậu quả của dân số tăng nhanh về mặt môi trường là

A. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

B. chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện.

C. tăng sức ép lên tài nguyên nước.

D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến

A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.

B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.

C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.

D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.

Câu 2: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm

A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.

B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Câu 3: Nhân tố đóng vai trò quyết định đến phân bố nước ta hiện nay là

A. các điều kiện tự nhiên.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. chuyển cư, nhập cư.    

Câu 4: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta

A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Câu 5: Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do

A. các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.

B. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báu.

C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.

D. trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước

A. Đông dân (đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

B. Khá đông dân (đứng thứ 30 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

C. Trung bình (đứng thứ 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

D. Ít dân (đứng thứ 130 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Câu 2: Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.

B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

C. đời sống nhân dân khó khăn.

D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay