Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Địa lí 12kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ(40 câu)
1. NHẬN BIẾT (17 câu)
1. NHẬN BIẾT (17 câu)
Câu 1: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23o23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai.
B. Cao Bằng.
C. Hà Giang
D. Lạng Sơn.
Câu 2: Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thuộc tỉnh
A. Kiên Giang.
B. Cà Mau.
C. An Giang.
D. Bạc Liêu.
Câu 3: Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh
A. Lai Châu.
B. Điện Biên.
C. Sơn La.
D. Hòa Bình.
Câu 4: Điểm cực Đông phần đất liền ở kinh độ 109o24'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh
A. Quảng Ninh.
B. Bình Định.
C. Côn Đảo.
D. Khánh Hòa.
Câu 5: Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước
A. Trung Quốc, Mianma, Lào.
B. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Lào, Campucia, Thái Lan.
Câu 6: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với
A. Lào.
B. Trung Quốc.
C. Campuchia.
D. Thái Lan.
Câu 7: Đường bờ biển của nước ta dài 3260km, chạy từ
A. Tỉnh Quang Ninh đến tỉnh Cà Mau.
B. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau.
C. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang.
D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
Câu 8: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc
A. Tỉnh Quảng Trị.
B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 9: Huyện đảo Trường Xa trực thuộc
A. Thành phố Đà Nẵng.
B. Tỉnh Quảng Nam.
C. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 10: Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. Lãnh hải.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.
D. Nội thủy.
Câu 11: Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có
A. nền nhiệt cao chan hòa ánh nắng.
B. khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt.
C. thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.
D. thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.
Câu 12: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía
A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.
B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.
C. Phía đông Việt Nam và phía tây Phi-líp-pin.
D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.
Câu 13: Việt Nam nằm trong múi giờ số
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 14: Tổng diện tích vùng đất của nước ta là
A. 331 211 km2.
B. 331 212 km2.
C. 331 213 km2.
D. 331 214 km2.
Câu 15: Vùng đất của nước ta là
A. Phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.
B. Phần đất liền giáp biển.
C. Toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo.
D. Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 16: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A. Á - Âu và Bắc Băng Dương.
B. Á - Âu và Đại Tây Dương.
C. Á - Âu và Ấn Độ Dương.
D. Á - Âu và Thái Bình Dương.
Câu 17: Trong các vùng biển sau đây, vùng nào có diện tích lớn nhất?
A. Nội thủy.
B. Lãnh hải.
C. Tiếp giáp lãnh hải.
D. Đặc quyền kinh tế.
2. THÔNG HIỂU (17 CÂU)
Câu 1: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
B. Trung Quốc, Campuchia, Lào.
C. Lào, Campuchia, Trung Quốc.
D. Lào, Trung Quốc, Campuchia.
Câu 2: Cho sơ đồ sau:
Các vùng biển đánh theo thứ tự I, II, III, IV lần lượt là
A. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền về kinh tế.
B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế.
C. Cùng đặc quyền về kinh tế, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế.
Câu 3: Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là
A. Lãnh hải.
B. Nội thủy.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 4: Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên
A. có nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 5: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí
A. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương - Địa Trung Hải.
B. nằm tiếp giáp với Biển Đông.
C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 6: Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với
A. Trung Quốc và Lào.
B. Lào và Cam-pu-chia.
C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia
Câu 7: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là
A. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
D. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 8: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
B. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.
B. Nằm trọn trong múi giờ số 8.
C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
Câu 10: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ
A. Lãnh thổ kéo dài từ 8o34’B đến 23o23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 11: Các nước Đông Nam Á không có chung đường biên giới với nước ta trên biển là
A. Phi-lip-pin, Mi-an-ma.
B. Phi-lip-pin, Bru-nây.
C. Đông-ti-mo, Mi-an-ma.
D. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.
Câu 12: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí
A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa.
B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.
C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn.
D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn.
Câu 13: Vùng nội thủy của nước ta không phải là
A. cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải.
B. từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.
C. vùng tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.
D. một bộ phận được xem như lãnh thổ trên đất liền.
Câu 14: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?
A. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.
Câu 15: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây?
A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước.
B. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
C. Phòng chống thiên tai.
D. Phát triển kinh tế biển.
Câu 16: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì
A. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn.
B. ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển.
C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.
D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Vùng biển có diện tích lớn gấp ba lần vùng đất liền.
B. Thềm lục địa nông, mở rộng ở phía Bắc và phía Nam.
C. Độ nông - sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam.
D. Thềm lục địa miền Trung hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có vai trò
A. then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
B. quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
C. tiền đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
D. không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài gặp khó khăn lớn nhất về
A. thu hút đầu tư nước ngoài.
B. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
C. thiếu nguồn lao động.
D. phát triển nền văn hóa.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế?
A. Hoàn toàn về kinh tế.
B. Một phần về kinh tế.
C. Không có chủ quyền gì.
D. Hoàn toàn về chính trị.
Câu 2: Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta
A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 3: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu kết hợp các loại hình giao thông vận tải nào?
A. Đường sắt và đường biển.
B. Đường biển và đường hàng không.
C. Đường bộ và đường hàng không.
D. Đường sắt và đường bộ.
Câu 4: Ý nghĩa nào dưới đây của biển Đông là ý nghĩa về an ninh quốc phòng
A. Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển
B. Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển
C. Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
D. Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới