Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều Bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm Bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

BÀI 2. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM

Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường?

a) Là nhiệt độ của môi trường từ nhiên.

b) Không biến động theo những thay đổi của thời tiết.

c) Các thực phẩm tươi sống khi bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ hạn chế hư hỏng.

d) Đối với rau, củ, quả tươi nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất.

Đáp án:

- A, D đúng

- B, C sai

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường?

a) Rau ăn lá tốt nhất là nên ăn trong ngày.

b) Cà chua, khoai tây, hành tây,... có thời gian bảo quản dài ngày.

c) Thực phẩm khô không được bảo quản quá kín, tránh gây ẩm mốc.

d) Với thực phẩm giàu chất béo không được đóng gói chân không, tránh gây hư hỏng.

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường?

a) Không đặt thực phẩm ở nơi có nhiệt độ cao.

b) Tránh để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

c) Các loại hạt có nhiều dầu nên để ở những nơi có nhiệt độ cao để hạn chế tình trạng chảy dầu, ẩm mốc.

d) Khi để các loại hạt ở những nơi có nhiệt độ cao, chất béo trong hạt sẽ không bị oxi hóa.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về bảo quản lạnh thực phẩm?

a) Là biện pháp làm chậm lại quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm bằng nhiệt độ thấp.

b) Là biện pháp làm chậm lại quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm bằng nhiệt độ cao.

c) Biện pháp này sẽ hạn chế tổn thất về khối lượng, chất dinh dưỡng, chất lượng cảm quan.

d) Biện pháp này không kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm.

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về bảo quản lạnh thực phẩm?

a) Ở nhiệt độ thấp, tốc độ chuyển hóa của các thành phần hóa học trong thực phẩm giảm đi đáng kể.

b) Ở nhiệt độ thấp, tốc độ chuyển hóa của các thành phần hóa học trong thực phẩm không bị giảm đi.

c) Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản lạnh thích hợp riêng.

d) Các loại rau, củ, quả tươi nên bảo quản ở ngăn chuyên dụng có nhiệt độ khoảng 2°C đến 8°C.

Câu 6: Khi nói về bảo quản lạnh thực phẩm, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Các loại thực phẩm giàu protein nên đặt ở ngăn có nhiệt độ khoảng 8°C đến 15°C.

b) Thực phẩm sử dụng càng sớm thì sự hao hụt chất dinh dưỡng càng ít.

c) Các thực phẩm tươi giàu protein nên bảo quản lạnh trước khi sử dụng.

d) Trước khi đưa thực phẩm vào bảo quản lạnh cần phải sơ chế, rửa sạch, để ráo nước hoặc thấm khô.

Câu 7: Khi nói về bảo quản đông lạnh thực phẩm, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Là biện pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới nhiệt độ kết tinh của nước.

b) Ở mức nhiệt độ này, mọi quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm đều bị ức chế tối đa.

c) Nhiệt độ bảo quản thịt là 0°C, thời gian bảo quản dưới 6 tháng.

d) Nhiệt độ bảo quản cá khoảng -40°C, thời gian bảo quản từ 12 đến 17 tháng.

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay