Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều Bài 4: Tính chi phí bữa ăn
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm Bài 4: Tính chi phí bữa ăn sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Thực đơn là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch cho bữa ăn, bao gồm danh sách đầy đủ các món ăn được phục vụ. Một thực đơn cân đối thường có món lương thực chính như cơm hoặc phở để cung cấp carbohydrate, món mặn từ thịt hoặc cá để cung cấp protein, và món xào kết hợp rau củ với thực phẩm giàu protein. Để đảm bảo đủ nước và chất khoáng, thực đơn thường có thêm món canh, và kết thúc bằng món tráng miệng nhẹ nhàng như hoa quả tươi. Khi tính chi phí cho một bữa ăn, cần thực hiện ba bước cơ bản: xác định khối lượng thực phẩm cần mua, tìm hiểu đơn giá của từng loại thực phẩm, và tính tổng chi phí. Việc lập thực đơn không chỉ giúp đảm bảo dinh dưỡng mà còn giúp kiểm soát chi phí hiệu quả cho bữa ăn.”
a) Món xào trong thực đơn thường được chế biến bằng cách kết hợp nhiều nguyên liệu và đảo trên chảo nóng với dầu hoặc mỡ, cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng như protein, lipid và chất xơ.
b) Để tính chi phí bữa ăn cần thực hiện đủ ba bước: tính khối lượng thực phẩm cần mua, xác định đơn giá, và tính tổng chi phí.
c) Món tráng miệng bắt buộc phải là món mặn để bổ sung năng lượng cho cơ thể sau bữa ăn chính.
d) Món canh chỉ có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Nhân dịp cuối tuần, gia đình chị Mai dự định tổ chức một bữa cơm cho 6 thành viên. Chị Mai đã lập một thực đơn gồm cơm trắng với định lượng 200g gạo cho mỗi người, 1,5kg thịt ba chỉ để kho tàu, 1,2kg rau cải ngọt để xào với tỏi, và một nồi canh cá với 800g cá quả cùng 600g cà chua. Khi ra chợ, chị Mai thấy giá các loại thực phẩm như sau: gạo 16.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 150.000 đồng/kg, rau cải ngọt 20.000 đồng/kg, cá quả 220.000 đồng/kg và cà chua 25.000 đồng/kg. Chị Mai muốn tính xem tổng chi phí cho bữa ăn này là bao nhiêu, không tính các loại gia vị phụ như muối, nước mắm, tỏi.”
a) Chi phí mua thịt ba chỉ là 180.000 đồng.
b) Khi tính chi phí bữa ăn cho nhiều người, cần nhân định lượng thực phẩm từng người với số người để có tổng khối lượng cần mua.
c) Tổng chi phí cho bữa ăn là 520.000 đồng.
d) Tổng chi phí bữa ăn được tính bằng cách cộng chi phí của tất cả các loại thực phẩm, trong đó chi phí mỗi loại = khối lượng × đơn giá.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
“Lớp 9A của trường THCS Hoa Phượng đang lên kế hoạch tổ chức một buổi liên hoan chia tay cuối năm. Cô giáo chủ nhiệm và các em học sinh quyết định tự nấu ăn thay vì đặt tiệc. Lớp có 35 học sinh và 2 giáo viên tham dự. Các em dự định nấu một mâm cỗ đặc biệt gồm: xôi gấc (150g gạo nếp/người), gà luộc (4 con gà ta, mỗi con 1,8kg), nem rán (60 cuốn), salad trộn (2kg rau xà lách, 1kg cà rốt, 1kg dưa leo), và chè đậu xanh làm món tráng miệng (2kg đậu xanh đãi vỏ).
Giá các nguyên liệu tại chợ như sau: gạo nếp 25.000 đồng/kg, gà ta 150.000 đồng/kg, nguyên liệu làm nem (đã tính trọn gói cho 60 cuốn) là 450.000đ, rau xà lách 35.000 đồng/kg, cà rốt 20.000 đồng/kg, dưa leo 15.000 đồng/kg, đậu xanh 45.000 đồng/kg. Các em muốn tính tổng chi phí để thu tiền mỗi người đóng góp đều nhau (không tính các gia vị phụ và đồ dùng một lần).”
a) Chi phí mua gạo nếp là 157.500 đồng.
b) Chi phí mua gà là 1.080.000 đồng.
c) Mỗi người cần đóng góp 60.000 đồng.
d) Tổng chi phí cho phần rau salad là 125.000 đồng.
=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 4: Tính chi phí bữa ăn