Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 10: Amino Axit

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: AMINO AXIT . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

BÀI 10: AMINO AXIT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

  1. chứa nhóm cacboxylic và nhóm amino
  2. chỉ chứa nhóm amino
  3. chỉ chứa nhóm cacbonyl
  4. chỉ chứa N hoặc C

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

  1. Alanin
  2. Glyxin
  3. Lysin
  4. Valin

Câu 3: Hợp chất nào sau đây thuộc loại amino axit?  

  1. C2H5NH2
  2. H2NCH2COOH
  3. HCOONH4
  4. CH3COOC2H5

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng
  2. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
  3. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt
  4. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các amino axit

Câu 5: Công thức của glyxin là

  1. CH3NH2
  2. H2NCH(CH3)COOH
  3. C2H5NH2
  4. H2NCH2COOH

Câu 6: Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng?

  1. Tất cả đều là tinh thể màu trắng
  2. Tất cả đều là chất rắn
  3. Tất cả đều dễ tan trong nước
  4. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao

Câu 7: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

  1. Alanin
  2. Glyxin
  3. Valin
  4. Axit glutamic

Câu 8: Hợp chất không làm đổi màu quỳ tím là

  1. NH3
  2. CH3NH2
  3. H2NCH2COOH
  4. CH3COOH

Câu 9: Công thức tổng quát của aminoaxit no chứa hai nhóm amino và một nhóm cacboxyl, mạch hở là

  1. CnH2n+3O2N2
  2. CnH2n+2O2N2
  3. CnH2n+1O2N2
  4. Cn+1H2n+1O2N2

Câu 10: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

  1. metyl amin
  2. alanin
  3. glyxin
  4. axit axetic

Câu 11: Khi cho H2NCH2-COOCH3 tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ X. Chất X là

  1. etylamin
  2. ancol metylic
  3. metylamin
  4. ancol etylic

Câu 12:  – amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là

  1. Lysin
  2. Valin
  3. Glyxin
  4. Analin

Câu 13: Muối mononatri của axit nào sau đây làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt)?

  1. Axit glutamic
  2. Axit amino axetic
  3. Axit stearic
  4. Axit gluconic

Câu 14: Amino axit nào sau đây trong phân tử có số nhóm –NH2 lớn hơn số nhóm –COOH?

  1. Axit glutamic
  2. Glyxin
  3. Lysin
  4. Alanin

Câu 15: Để chứng minh tính lưỡng tính của H2NCH2COOH (X), ta cho X tác dụng với

  1. NaCl, HCl
  2. NaOH, NH3
  3. HCl, NaOH
  4. HNO3, CH3COOH

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1:  Phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ trong Valin là

  1. 18,67%
  2. 11,97%
  3. 13,59%
  4. 15,73%

Câu 2: Cho 4,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị của m là

  1. 6,66
  2. 4,85
  3. 5,82
  4. 5,55

Câu 3: Amino axit X chứa một nhóm – NH2. Cho 15 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 22,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  1. CH3CH2CH(NH2)COOH
  2. H2NCH2COOH
  3. NH2CH2CH2COOH
  4. CH3CH(NH2)COOH

Câu 4: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Gía trị của m là

  1. 6,4
  2. 5,6
  3. 4,8
  4. 7,2

Câu 5: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 16,95 gam muối. Gía trị của m là

  1. 16,95
  2. 22,05
  3. 13,05
  4. 11,25

Câu 6: Cho 15 gam glyxin vào dung dịch HCl, thu được dung dịch X chứa 29,6 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng V lít dung dịch NaOH 1M. Gía trị của V là

  1. 0,4
  2. 0,2
  3. 0,6
  4. 0,3

Câu 7: Cho 12,55 gam CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn. Gía trị của m là

  1. 15,65
  2. 30,25
  3. 36,05
  4. 34,60

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho 0,15 mol aixt glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là

  1. 50,2
  2. 46,2
  3. 48,4
  4. 61,0

Câu 2: Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là

  1. 15 gam
  2. 5,7 gam
  3. 12,5 gam
  4. 21,8 gam

Câu 3: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được (m + 1) gam muối Y của aminoaxit và hỗn hợp X gồm 2 ancol. Gía trị của m là

  1. 47,25
  2. 94,5
  3. 7,27
  4. 15,75

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và aixt oleic, thu được N2; 55,8 gam H2O và a mol CO2. Mặt khác, 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Gía trị của a là

  1. 3,1
  2. 2,8
  3. 3,0
  4. 2,7

Câu 5: Cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Gía trị m là

  1. 41,60
  2. 38,45
  3. 32,65
  4. 35,30

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 41,05 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 17,64 lít khí O2. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 20,72 lít hỗn hợp khí CO2 và N2. Thể tích các khí đo ở đktc. Thành phần % theo khối lượng của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong X gần nhất là

  1. 20,0%
  2. 14,0%

C . 19,6%

  1. 30,6%

Câu 2: Cho 19,2 gam hỗn hợp gồm hai amino axit no chứa một chức axit và một chức amin (tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,373) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Phần trăm số mol của mỗi aminoaxit trong hỗn hợp ban đầu bằng

  1. 40% và 60%
  2. 20% và 80%
  3. 25% và 75%
  4. 50% và 50%

Câu 3: Cho một lượng hỗn hợp M gồm etylamin, etylenđiamin (hay etan-1,2-điamin), axit glutamic (Glu) và amino axit X có công thức dạng CnH2n + 1 – x(NH2)xCOOH (n, x nguyên dương; tỉ lệ mol nGlu : nX = 3 : 4) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,5M, thu được dung dịch Z chwuas 16,625 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

  1. 15,73%
  2. 11,96%
  3. 21,21%
  4. 19,18%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay