Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 32: hợp chất của sắt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 32: hợp chất của sắt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Hóa học 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

BÀI 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang

B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt

C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2

D. Sắt (III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch FeCl3?

A. Ni

B. Ag

C. Mg

D. Fe

Câu 3: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe2(SO4)3.

B. Fe(OH)2.

C. Fe(NO3)2.

D. FeO

Câu 4: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)3.

B. Fe2(SO4)3.

C. FeCl2.

D. Fe2O3

Câu 5: Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe2O3.

B. Fe(OH)2.

C. FeO.

D. Fe(OH)3.

Câu 6: Chất X có công thức là FeO. Tên gọi của X là

A. sắt(II) oxit.

B. sắt(III) hiđroxit.

C. sắt(III) hidroxit.

D. sắt(III) oxit.

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaOH.

D. HNO3.

Câu 8: Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây không thu được muối sắt(II)?

A. NaHSO4.

B. H2SO4 loãng.

C. HCl.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 9: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu

A. vàng nhạt

B. trắng xanh

C. nâu đỏ

D. xanh lam

Câu 10: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí?

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. FeO

D. Fe(OH)2

Câu 11: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO?

A. Nhiệt phân Fe(OH)trong không khí.

B. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.

C. Nhiệt phân Fe(NO3)2

D. Đốt cháy FeS trong oxi.

Câu 12: Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách

A. cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOH dư

B. cho muối sắt(III) tác dụng axit mạnh

C. cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ

D. cho Fe2O3 tác dụng với H2O

Câu 13: Nhiệt phân Fe(OH)trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. Fe(OH)3.

Câu 14: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra hai muối

A. Fe3O4

B. CuO

C. Fe2O3

D. FeO

Câu 15: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ nhỏ hơn 570 °C thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là

A. FeO.

B. Fe3O4.

C. Fe(OH)2.

D. Fe2O3

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là

A. 6

B. 7

C. 4

D. 5

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.

(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HC1.

(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung địch H2SO4 loãng.

(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

A. FeSO4

B. Fe2(SO4)3 và H2SO4

C. Fe2(SO4)3

D. FeSO4 và H2SO4

Câu 4: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng Fe thu được là

A. 17 gam

B. 16 gam

C. 15 gam

D. 18 gam

Câu 5: Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là

A. 0,28 gam

B. 3,64 gam

C. 4,20 gam

D. 1,68 gam

Câu 6: Cho 3,6 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 0,50

B. 0,75

C. 1,00

D. 1,25

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO(sảm phẩm khử duy nhất). Liên hệ đúng giữa x và y là

A. x = 15y

B. x = 17y

C. y = 17x

D. y = 15x

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là

A. 9,6

B. 11,2

C. 14,4

D. 16

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V?

A. 125 ml

B. 175 ml

C. 87,5 ml

D. 62,5 ml

Câu 3: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Giá trị của m bằng

A. 30 gam

B. 50 gam

C. 60 gam

D. 40 gam

Câu 4: Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V?

A.  0,726

B. 0,747

C. 0,896

D. 1,120

Câu 5: Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

A. 80%

B. 90%

C. 70%

D. 60%

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với

A. 80

B. 82

C. 84

D. 86

Câu 2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3, thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 3,808 lsit (đktc) hỗn hợp khí C gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỷ khối so với H2 bằng 304/17 (trong C có chứa 0,02 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì dùng hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64 gam BaCl2 vào B sau đó cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 256,04 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Gía trị của m là

A. 27,2

B. 28,4

C. 32,8

D. 34,6

Câu 3: Hòa tan hết 22,88 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,84 mol HCl thu được dung dịch Y và 5,4 gam hỗn hợp khí T gồm NO, NO2, N2O, H2 (0,03 mol). Cho Y phản ứng với 38 gam NaOH (đun nhẹ), sau các phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của natri và 16,38 gam kết tủa đồng thời thoát ra 0,01 mol khí. Mặt khác, cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thấy có a mol NO thoát ra và hỗn hợp kết tủa xuất hiện. Gía trị của a là

A. 0,004

B. 0,005

C. 0,006

D. 0,010

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay