Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 35: đồng và hợp chất của đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 35: đồng và hợp chất của đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

BÀI 35: ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là

A. +1

B. +1 và +2

C. +2

D. -2

Câu 2: Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng

A. CuO (màu đen)

B. CuS (màu đen)

C. CuCl2 (màu xanh)

D. CuCO3.Cu(OH)2 (màu xanh)

Câu 3: Hợp kim Cu – Zn (45% Zn) được gọi là

A. đồng thau.

B. đồng thanh.

C. đồng bạch.

D. đuy ra.

Câu 4: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sufuric loãng đun nóng là vì

A. phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

D. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

Câu 5: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

B.  ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đồng có thể dát mỏng hơn giấy viết từ 5 đến 6 lần.

B. Đồng là kim loại có màu đen.

C. Đồng dẫn nhiệt, điện tốt.

D. Đồng dẻo, dễ kéo sợi.

Câu 7: Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

A. Ni

B. Fe

C. Al

D. Zn

Câu 8: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

A. FeSO4.

B. KNO3

C. AgNO3

D. HCl

Câu 9: Chọn phát biểu đúng

A. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn vào dầu hỏa, xăng

B. Cu có thể tan trong dung dịch AlCl3

C. CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3

D. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2

Câu 10: Cho dung dịch KOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh lam. Chất X là

A. FeCl3

B. MgCl2

C. FeCl2

D. CuCl2

Câu 11: Để khử ion trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Fe

B. Na

C. Ag

D. Ba

Câu 12: Để nhận biết ba axit đặc nguội HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử

A. Al

B. Cu

C. Fe

D. CuO

Câu 13: Cho hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Vậy chất rắn Y gồm

A. Al, Cu, Ag

B. Al, Fe, Ag

C. Fe, Cu, Ag3

D. Al, Fe, Cu

Câu 14: Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 8

B. 10

C. 11

D. 10

Câu 15: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là

A. Zn

B. Na

C. Cu

D. Fe

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho các tính chất sau:

(a) là kim loại có màu đỏ.

(b) là kim loại nhẹ.

(c) nóng chảy ở nhiệt độ cao.

(d) tương đối cứng.

(e) dễ kéo dài và dát mỏng.

(g) dẫn điện tốt.

(h) dẫn nhiệt kém.

Có bao nhiêu tính chất vật lí là tính chất vật lí của kim loại đồng?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 2: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

A. ure.

B. natri nitrat.

C. amoni nitrat.

D. amophot.

Câu 3: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

A. Không thay đổi.

B. Giảm

C. Tăng

D. Không xác định được.

Câu 4: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là

A. 0,672 lít.

B. 0,336 lít.

C. 0,747 lít.

D. 1,792 lít.

Câu 5: Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO(2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với

A. 2, 3, 5, 6.

B. 2, 3, 5.

C. 1, 2, 3.

D. 2, 3.

Câu 6: Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Phần trăm của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là

A. 63,2% và 36,8%.

B. 36,8% và 63,2%.

C. 50% và 50%.

D. 36,2% và 63,8%.

Câu 7: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là

A. 50%.

B. 54%.

C. 27%.

D. 73%.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với khối lượng ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là

A. 1,50

B. 2,25

C. 1,25

D. 3,25

Câu 2: Hoà tan 3,23 gam hỗn hợp gồm CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nhúng thanh kim loại Mg vào dung dịch X đến khi dung dịch mất màu xanh rồi lấy thanh Mg ra, cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 2,43 gam

B. 4,13 gam

C. 1,43 gam

D. 1,15 gam

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

A. 11,5.

B. 15,6.

C. 12,3.

D. 10,5.

Câu 4: Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Amoniac tác dụng với CuSO4.

B. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.

C. Sắt tác dụng với CuSO4.

D. Bạc tác dụng với CuSO4.

Câu 5: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 1,72 gam.

B. 1,40 gam.

C. 0,84 gam.

D. 2,16 gam.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Chia 1,6 lít dung dịch Cu(NO3)2 và HCl làm 2 phần bằng nhau

+ Phần 1: Điện phân với điện cực trơ với I = 2,5A sau thời gian t giây thu được 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,8M được 1,96 g kết tủa.

+ Cho m gam bột Fe vào 2 phần đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,7m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)

Gía trị của m và V lần lượt là

A. 28 và 6,72

B. 23,73 và 2,24

C. 28 và 2,24

D. 27,73 và 6,72

Câu 2: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và FeCO3 trong bình chân không, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,8 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,08 mol KNO3 và 0,68 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 98,36 gam muối trung hòa của các kim loại và hỗn hợp khí T gồm NO và H2. Tỉ khối của T so với H2 là 12,2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 60,72

B. 60,73

C. 60,75

D. 60,74

Câu 3: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl  2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,27m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 165,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của m là

A. 32

B. 28

C. 48

D. 40

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay