Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 11: Peptit và Protein

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Peptit và Protein . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

BÀI 11: PEPTIT VÀ PROTEIN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1:  Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về protein?

  1. Protein có phản ứng màu biure
  2. Thành phần phân tử protein luôn có nguyên tố Nitơ
  3. Protein là những polipeptir cao phân tử có phân tử khối từ và chục đến vài triệu
  4. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo

Câu 2: Phân tử khối của peptit Ala – Gly là

  1. 160
  2. 132
  3. 146
  4. 164

Câu 3: Trong các chất sau, chất nào có liên kết peptit?

  1. Alanin
  2. Protein
  3. Xenlulozơ
  4. Glucozơ

Câu 4: Tripeptit là hợp chất

  1. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
  2. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
  3. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
  4. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc – amino axit

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

  1. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
  2. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
  3. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH
  4. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

Câu 6: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

  1. dung dịch NaOH
  2. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
  3. dung dịch HCl
  4. dung dịch NaCl

Câu 7: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Câu 8: Protein có trong lòng trắng trứng là

  1. Keratin
  2. Fibroin
  3. Anbumin
  4. Hemoglobin

Câu 9: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

  1. màu tím
  2. màu vàng
  3. màu da cam
  4. màu tím

Câu 10: Thủy phân đến cùng protein thu được

  1. các amino axit giống nhau
  2. các chuỗi polipeptit
  3. các amino axit khác nhau
  4. các – amino axit

Câu 11:  Số liên kết peptit có trong phân tử Ala – Gly – Val – Gly – Ala – Tyr – Val – Ala là

  1. 6
  2. 7
  3. 5
  4. 4

Câu 12: Trong phân tử Gly – Ala, amino axit đầu C chứa nhóm

  1. COOH
  2. CHO
  3. NH2
  4. NO2

Câu 13: Có bao nhiêu tripeptir (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?

  1. 4
  2. 9
  3. 6
  4. 3

Câu 14: Polipeptir (-HN-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

  1. axit glutamic
  2. glyxin
  3. alanin
  4. axit b – amino propionic

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể
  2. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit
  3. Các peptit đều có phản ứng màu biure
  4. Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại

  1. tripetit
  2. tetrapeptit
  3. đipetit
  4. pentapepit

Câu 2: Cho một đipeptỉ Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc  – amino axit) mạch hở là

  1. 5
  2. 7
  3. 6
  4. 8

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam Gly-Gly, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là

  1. 10
  2. 30
  3. 40
  4. 20

Câu 5: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X người ta thu được tripeptitt là Ala-Glu-Gly và các đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala. Vậy công thức cấu tạo của X là

  1. Gly-Ala-val-Ala-Glu
  2. Ala-Val-Glu-Gly-Ala
  3. Ala-Glu-Gly-Ala-Val
  4. Val-Ala-Glu-Gly-Ala

Câu 6: Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc, cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2. Hiện tượng quan sát được là

  1. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng
  2. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng
  3. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím
  4. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ

Câu 7: Chất X có công thức cấu tạo: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2. Cho các phát biểu sau về X

(a) X là đipeptit tạo thành từ alanin và glyxin

(b) X có phản ứng màu biure

(c) X không làm đổi màu quỳ tím

(d) Phân tử khối của chất X là 164 đvC

(e) Khi đun nóng X trong dung dịch NaOH vừa đủ, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm 2 muối.

Số phát biểu đúng là

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 5

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại

  1. tetrapeptit
  2. tripeptit
  3. đipeptit
  4. hexapeptit

Câu 2: Cho một peptit sau Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe. Thủy phân không hoàn toàn peptit này thành các peptit ngắn hơn. Trong số các peptit tạo ra có bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2?

  1. 5
  2. 6
  3. 14
  4. 12

Câu 3: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Gía trị của m là

  1. 90,6
  2. 111,74
  3. 81,54
  4. 66,44

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là

  1. 9
  2. 20
  3. 18
  4. 10

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 72 g peptit X trong dung dịch HCl dư thu được dd X chứa 38,375 gam muối clorua của Valin và 83,625 g muối clorua của Glyxin. X thuộc loại

  1. đipeptit
  2. tripeptit
  3. pentapeptit
  4. tetrapeptit

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ chứa 1 nhóm – COOH và 1 nhóm – NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m gam muối khan. Khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt là

  1. 8,145 và 203,78
  2. 16,29 và 203,78

C . 16,2 và 203,78

  1. 32,58 và 10,15

Câu 2: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạc hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Gía trị của m là

  1. 96,7
  2. 100,3
  3. 101,74
  4. 103,9

Câu 3: X, Y, Z là 3 peptit mạch hở, được tạo từ Ala, Val. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 56,58 g hỗm hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol 5 : 5 : 1 trong dung dịch NaOH thu được dung dịch T chứa 2 muối D, E với số mol lần lượt là 0,165 và 0,525 mol. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm khối lượng của Z trong M gần nhất với

  1. 14,5%
  2. 12,5%
  3. 8,5%
  4. 18,5%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay