Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 5: Glucozo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: GLUCOZO. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2. GLUCOZƠ

BÀI 5. GLUCOZƠ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Số nguyên tử oxi có trong phân tử glucozơ là

  1. 12
  2. 5
  3. 10
  4. 6

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

  1. Tinh bột
  2. Fructozơ
  3. Xenlulozơ
  4. Saccarozơ

Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

  1. Glucozơ
  2. Chất béo
  3. Saccarozơ
  4. Xenlulozơ

Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

  1. HCOOH
  2. CH3CHO
  3. CH3COOH
  4. C2H5OH

Câu 5: Đồng phân của fructozơ là

  1. xenlulozơ
  2. saccarzơ
  3. glucozơ
  4. amilozơ

Câu 6: Mô tả nào dưới đây không đúng về glucozơ?

  1. Có 0,1% về khối lượng trong máu người
  2. Còn có tên gọi là đường mật ong
  3. Là hợp chất tạp chức
  4. Chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt

Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

  1. xenlulozơ
  2. tinh bột
  3. fructozơ
  4. saccarozơ

Câu 8: Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia?

  1. 3
  2. 2
  3. 4
  4. 5

Câu 9: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

  1. saccarzơ
  2. tinh bột
  3. xenlulozơ
  4. glucozơ

Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?

  1. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong
  2. Sản xuất rượu etylic
  3. Tráng gương, tráng ruột phích
  4. Thuốc tăng lực trong y tế

Câu 11: Chất nào sau đây chiếm khoảng 30% trong mật ong?

  1. saccarozơ
  2. glucozơ
  3. mantozơ
  4. fructozơ

Câu 12: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

  1. saccarozơ
  2. amin
  3. glucozơ
  4. amino axit

Câu 13: Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?

  1. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, to)
  2. Phản ứng tráng gương glucozơ
  3. Cho glucozơ cháy hoàn toàn trong oxi dư
  4. Cho glucozơ tác dụng với nước brom

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Glucozơ tác dụng được với nước brom
  2. Để phân biệt glucozơ và frutozơ có thể dùng Cu(OH)2/OH-
  3. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng
  4. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm –OH kề nhau

Câu 15: Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ glucozơ

  1. chỉ thể hiện tính khử
  2. chỉ thể hiện tính oxi hóa
  3. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa
  4. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho dãy các chất HCHO, CH3COOH, C6H12O6 (Glucozơ), C2H5OH. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn được 10,8 gam Ag. Gía trị của m là?

  1. 16,2 gam
  2. 18 gam
  3. 9 gam
  4. 10,8 gam

Câu 3: Cho các đặc tính sau

(1) Dạng tinh thể tan tốt trong nước, có vị ngọt

(2) Làm mất màu nước brom

(3) Trong y học, được dùng làm thuốc tăng lực

(4) Trong công nghiệp, được dùng tráng gương, tráng ruột phích

(5) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức màu xanh lam

  1. 4
  2. 5
  3. 3
  4. 2

Câu 4: Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ?

  1. Cacbon và oxi
  2. Cacbon và hiđro
  3. Cacbon
  4. Hiđro và oxi

Câu 5: Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ

(1) Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70 oC trong vài phút

(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch

Thứ tự tiến hành đúng là

  1. 4, 2, 3, 1
  2. 1, 2, 3. 4
  3. 4, 2, 1, 3
  4. 1, 4, 2, 3

Câu 6: Cho các phản ứng sau

  1. Glucozơ + Br2
  2. Glucozơ + AgNO3/NH3
  3. Lên men glucozơ
  4. Glucozơ + H2
  5. Glucozơ + (CH3CO)2O có mặt piridin
  6. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ thường

Các phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

  1. 1, 2, 4
  2. 1, 2, 3, 5
  3. 1, 2, 3, 4, 5, 6
  4. 1, 2, 3, 4, 6

Câu 7: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây

Bước 1. Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%

Bước 2. Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa

Bước 3. Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ

Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Sau bước 3, kết tủa bị hoàn tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng
  2. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng
  3. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm – OH
  4. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm tráng gương theo các bước sau

+ Bước 1. Thêm 1 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm

+ Bước 2. Thêm từ từ tới hết 3 ml dung dịch NH3 vào ống nghiệm

+ Bước 3. Thêm tiếp 5 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm

+ Bước 4. Đun nóng nhẹ ống nghiệm (60o – 70oC) khoảng 5 – 10 phút, để yên quan sát.

Cho các nhận định sau

(1) Ở bước thứ 2 xuất hiện kết tủa rồi tan

(2) Sau bước 3 có lớp kim loại màu bạc bám vào ống nghiệm

(3) Ở bước 3 có thể thay dung dịch glucozơ bằng dung dịch saccarozơ

(4) Bước 4 có thể ngâm ống nghiệm vào một cốc nước nóng (cách thủy) thay vì đun nóng

Số nhận định đúng là

  1. 2
  2. 3
  3. 1
  4. 4

Câu 2: Cho 27 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào

  1. giảm 32,4 gam
  2. tăng 27 gam
  3. giảm 5,4 gam

D, tăng 5,4 gam

Câu 3: Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch glucozơ 10% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất là 40% thì khối lượng bạc kim loại tạo thành là

  1. 2,16
  2. 2,592
  3. 4,32
  4. 1,728

Câu 4: Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là

  1. 0,05 mol và 0,35 mol
  2. 0,05 mol và 0,15 mol
  3. 0,10 mol và 0,2 mol
  4. 0,2 mol và 0,2 mol

Câu 5: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư, thu được 318 gam muối khan. Hiệu suất phản ứng lên men là

  1. 80%
  2. 50%
  3. 62,5%
  4. 75%

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Lên men m gam glucozơ (hiệu suất 75%) thành ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 này vào bình đựng nước vôi trong thấy tách ra 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa tối đa thì dừng lại và sử dụng hết 0,04 mol dung dịch NaOH. Gía trị của m là

  1. 57,6
  2. 45,0
  3. 52,8
  4. 80%

Câu 2: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra 9,85 gam kết tủa thu được dung dịch X. Đun nóng dung dịch X ta lại thu thêm được kết tủa nữa. Gía trị của m là

  1. 13 gam
  2. 12,96 gam
  3. 25 gam
  4. 6,25 gam

Câu 3: Từ 324 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất là 75%). Oxi hóa 0,2a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 540 ml dung dịch NaOH 0,6M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

  1. 48%
  2. 50%
  3. 55%
  4. 60%

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay