Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 45_Hóa học và vấn đề môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 45. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

 

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác. Chất độc hại gây ra bệnh ung thư có nhiều trong thuốc lá là

A. cafein.    

B. moocphin.    

C. etanal (CH3CHO).    

D. nicotin.

Câu 2: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cả...) nào sau đây an toàn ?

A. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.

B. Dùng fomon.

C. Dùng phân đạm và nước đá.

D. Ướp muối, sấy khô rồi dùng fomon.

Câu 3: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

A. CO2 và O2    

B. CH4 và H2O    

C. N2 và CO    

D. CO2 và CH4

 

Câu 4: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?

A. H2S.

B. CO2.

C. NH3.

D. SO2

Câu 5: Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất

A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

B. nhẹ dễ cháy, khi cháy tạo ra khi cacbonic, nước và nitơ đioxit.

C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.

D có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, khi cháy tạo ra khí cacbonic, nước và nitơ đioxit

Câu 6: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là

A. Phát triển chăn nuôi

B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn

D. Giảm giá thành sản xuất dầu khí

Câu 7: Không khí sẽ bị ô nhiễm khi tăng cao nồng độ của chất sau đây?

A. Khí N2

B. Khí O2

C. Khí CO2

D. hơi nước

Câu 8: Chất khí X không màu, không mùi. X là thành phần chính (chiếm hàm lượng phần trăm thể tích nhiều nhất) của không khí. Khí X là

A. N2.

B. CO2.

C. NO.

D. O2.

Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là

A. Teflon (CFC)

B. CO2

C. SO2

D. ozon

Câu 10: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là

A. H2

B. CO2

C. N2

D. O2

Câu 11: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy khí gas

B. Đám cháy do xăng, dầu

C. Đám cháy nhà cửa, quần áo

D. Đám cháy do magie hoặc nhôm

Câu 12: Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...), khí thải của xe thường là

A. Kẽm

B. crom

C. asen

D. chì

Câu 13: Khi đốt cháy các loại nguyên liệu hóa thạch như khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá...làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ gây ra

A. Hiện tượng thủng tầng ozon

B. Hiện tượng ô nhiễm đất

C. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước

D. Hiệu ứng nhà kính

Câu 14: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm

A. Nước ruộng chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón

B. Nước thải của nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+

C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh

D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt … quá mức cho phép.

Câu 15: Cho các chất khí sau: NO2, SO2, O2, CO. Số chất khí gây ô nhiễm môi trường là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dựng để thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

A. xăng, dầu    

B. khí butan    

C. than đá    

D. khí hiđro

Câu 2: Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính chúng còn gây ra hiện tượng

A.   ô nhiễm môi trường đất    

B.   ô nhiễm môi trường nước

C.   thủng tầng ozon  

D.   mưa axít

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng vế vấn đề ô nhiễm môi trường?

A. Các khí CO, CO2, SO2, NO gây ô nhiễm không khí

B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gấy ô nhiễm mỗi trướng nước

C. Nước chứa càng nhiều ion NO3-, PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển

D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển

Câu 4: Sau Câu thực hành hoá học, trong một số dung dịch chất thải có chứa các ion như Cu2+, Cr3+ , Fe3+ , Pb2+ , Mn2+ ... Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ dung dịch các chất thải trên ?

A. axit sunfuric

B. ancol etylic

C. nước vôi dư

D. axit axetic

Câu 5: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?

A. NH3.

B. H2.

C. CO2.

D. CO.

Câu 6: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2 và NO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?

A. Ca(OH)2.

B. H2O.

C. H2SO4.

D. NH3.

Câu 7: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn

B. Cồn

C. Xút

D. Nước cất

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong số các nguồn năng lượng 

(1) thuỷ điện

(2) gió

(3) Mặt Trời

(4) hoả thạch

Những nguồn năng lượng sạch là

A, (1), (2), (3).    

B, (1), (3), (4).  

C. (1), (2), (4).    

D. (2), (3), (4).

Câu 2: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiếm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ác quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là

A. đồng

B. magie  

C. chì    

D. sắt

Câu 3: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng

A. Muối ăn

B. Phèn chua

C. amoniac

D. giấm ăn

Câu 4: Tại những bãi đào vàng, nước sông và đất ven sông thường bị nhiễm một loại hóa chất độc X do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Chất X là một loại muối natri của axit nào sau đây?

A. HNO3

B. HCN

C. H2CO3

D. HCl

Câu 5: Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?

A. Na2O2 rắn.

B. NaOH rắn.

C. KClO3 rắn.

D. Than hoạt tính.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau

(1) Do hoạt động của núi lửa.

(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.

(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.

(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

(5) Do nồng độ cao cua các lon kim loại Pb2+ , Hg2+ , Mn2+ , Cu2+ trong các nguồn nước.

Trong những nhận định trên, các nhận định đúng là

A, (2), (3), (5).    

B, (1), (2), (3).    

C, (2), (3), (4).    

D. (1), (2), (4).

Câu 2: Cho các phát biểu sau

(a) Khi làm thí nghiệm với các khí độc trong phòng thí nghiệm nên tiến hành trong tủ hút.

(b) Khí thoát vào khí quyển, freon phá huỷ tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axít.

(e) Để xử lí thuỷ ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh để thu hổi thuỷ ngân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5.    

B. 4.   

C.2.    

D. 3.

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(a) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người

(b) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng, trong công nghiệp làm lạnh

(c) Lưu huỳnh đioxít và các oxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất, phá hủy các công trình xây dựng,

(d) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước

Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là

A 1    

B. 2    

C. 3    

D. 4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay