Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino và protein

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino và protein . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

BÀI 12: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINO VÀ PROTEIN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là

  1. (C6H10O5)n
  2. H2N-CH2-COOH
  3. C6H5NH2
  4. CH3NH2

Câu 2: Tên gọi nào dưới đây không phù hợp với chất (CH3)2CHCH(NH2)COOH?

  1. Valin
  2. Axit -aminoisovaleric
  3. Axit 2-amino-3-metylbutanoic
  4. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic

Câu 3: Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch?

  1. Rửa bằng nước sau đó tráng bạc dung dịch kiềm
  2. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước
  3. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước
  4. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit

Câu 4: Cho dãy các chất C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 5

Câu 5: Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

  1. metyl amin, amoniac
  2. anilin, amoniac
  3. anilin, metyl amin
  4. metyl amin, natri hidroxit, axit axetic

Câu 6: Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?

  1. C6H5NH2: benzenamin
  2. CH3CH2CH2NH2: propylamin
  3. CH3CH2CH(CH3)NH2: isobutylamin
  4. C2H5NHCH3: etylmetylamin

Câu 7: Bậc của amin là

  1. bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử nitơ
  2. số nguyên tử hiđro của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon
  3. số nguyên tử cacbon có trong gốc hiđrocacbon
  4. số gốc hiđrocacbon trong cấu tạo amin

Câu 8: Anilin và phenol đều có phản ứng với

  1. Dung dịch HCl
  2. Dung dịch NaCl
  3. Dung dịch Br2
  4. Dung dịch NaCl

Câu 9: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  1. Xút
  2. Sođa
  3. Nước vôi trong
  4. Giấm ăn

Câu 10: Benzylamin có công thức phân tử là

  1. C6H7N
  2. C7H7N
  3. C7H8N
  4. C7H9N

Câu 11:  Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohiđrat và lipit là

  1. protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn
  2. phân tử protein luôn có nhóm chức OH
  3. phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ
  4. protein luôn là chất hữu cơ no

Câu 12: Số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ một dung dịch gồm: H2NCH2CH2COOH, CH3CH(NH2)COOH và H2NCH2COOH là

  1. 2
  2. 4
  3. 9
  4. 2

Câu 13: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: Anbumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt 4 chất trên

  1. CuSO4
  2. Qùy tím
  3. HNO3 đặc
  4. Phenolphtalein

Câu 14: Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2COOH. Hãy cho biết khi thủy phân X, ta không thu được sản phẩm nào sau đây?

  1. Gly-Ala
  2. Glu-Gly
  3. Ala-Glu
  4. Gly-Glu

Câu 15: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc  aminoaxit) mạch hở là

  1. 4
  2. 7
  3. 5
  4. 6

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khối lượng muối khan thu được khi cho 14,7 gam axit glutamic tác dụng đủ với dung dịch KOH?

  1. 12 gam
  2. 2,23 gam
  3. 20 gam
  4. 22,3 gam

Câu 2: Cho 0,03 mol Glyxin (H2N-CH2-COOH) phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được m gam muối. Gía trị của m là

  1. 3,42
  2. 2,91
  3. 3,39
  4. 2,94

Câu 3: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Gía trị của m là

  1. 17,9
  2. 9,2
  3. 16,6
  4. 19,4

Câu 4: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Gía trị của V là

  1. 200 ml
  2. 320 ml
  3. 100 ml
  4. 50 ml

Câu 5: Cho các chất sau

(1) Na2CO3

(2) FeCl3

(3) dung dịch H2SO4 loãng

(4) CH3COOH

(5) C6H5ONa

(6) C6H5NH3Cl

Dung dịch metylamin có thể tác dụng được với

  1. (2), (6)
  2. (2), (3), (6)
  3. (1), (2), (3), (5)
  4. (2), (3), (4), (6)

Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp các sản phẩm là Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Công thức cấu tạo của X là

  1. Gly-Ala-Gly-Gly-Val
  2. Ala-Gly-Gly-Val-Gly
  3. Gly-Gly-Val-Gly-Ala
  4. Gly-Gly-Ala-Gly-Val

Câu 7: Peptit X có công thức Pro-Pro-Gly-Arg-Phe-Ser-Phe-Pro. Khi thủy phân không hoàn toàn X thu được tối đa bao nhiêu loại peptit có amino axit đầu N là phenylalanin (Phe)?

  1. 5
  2. 4
  3. 6
  4. 3

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn một tetra peptit X (được tạo thành từ Gly) trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được dd Y. Để phản ứng vừa đủ với các chất trong Y cần dd chứa 0,35 mol H2SO4 thu được dd Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cô cạn cẩn thận Z thu được m gam muối khan. Tính m

  1. 24,8 g
  2. 95,8 g
  3. 60,3 g
  4. 94,6g

Câu 2: Hỗn hợp A gổm 1 amin đơn chức, 1 anken và 1 ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 g hỗn hợp cần V lít O2 thu được 19,04 lít CO2; 0,56 lít N2 và m gam nước. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Tính V.

  1. 45,92 lít
  2. 30,52 lít
  3. 42,00 lít
  4. 32,48 lít

Câu 3: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có  bằng

Câu 4: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  1. HCOONH3CH2CH3
  2. CH3CH2COONH4
  3. HCOONH2(CH3)2
  4. CH3COONH3CH3

Câu 5: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tấm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Gía trị của m có thể là

  1. 11,8
  2. 12,5
  3. 14,7
  4. 10,6

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 amino axit A và B (MA < MB) có tổng số mol là 0,05 mol, chỉ chứa tối đa 2 nhóm – COOH (cho mỗi axit). Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với 56 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 6 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết H2SO4 dư. Nếu lấy ½ hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,26 gam muối. Thành phần % khối lượng của amino axit B trong m gam hỗn hợp X là

  1. 32,89%
  2. 21,09%
  3. 67,11%
  4. 78,91%

Câu 2: X, Y là hai amin no, hở; trong đó X đơn chức; Y hai chức; Z, T là hai ankan. Đốt cháy hoàn toàn 21,5 g hỗn hợp H gồm X, Y, Z, T (MZ < MX < MT < MY; Z chiếm 36% về số mol hỗn hợp) tronh oxi dư, thì thu được 31,86 g H2O. Lấy cùng lượng H trên thì thấy tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch HCl 2M. Biết X và T có số mol bằng nhau; Y và Z có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Tỉ lệ khối lượng của T so với Y có giá trị là

  1. 1,051
  2. 0,595
  3. 0,806
  4. 0,967

Câu 3: X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ các  – aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhua thì đều thu được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 31,12 gam hỗn hợp H gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 4 : 1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chỉ chứa 0,29 mol muối A và 0,09 muối B (MA < MB). Biết tổng số luên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 11. Phân tử khối của peptit Z là

  1. 444
  2. 472
  3. 402
  4. 486

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay