Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 13: Đại cương về polime

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Đại cương về polime . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

BÀI 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là sai?

  1. Polime không bay hơi được
  2. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định
  3. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường
  4. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền

Câu 2: Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ?

  1. Poliacrilonitrin.
  2. Polietilen. 
  3. Poli(vinyl clorua). 
  4. Poli(metyl metacrylat).

Câu 3: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là

  1. CH3OH
  2. CH2=CH-COOH
  3. HCOOCH3
  4. CH3COOH

Câu 4: Polime nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?

  1. Poli(metyl metacrylat)
  2. Polibutađien
  3. Poli(etilen terephtalat)
  4. Polipropilen

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Cao su lưu hóa là sản phẩm khi lưu hóa cao su thiên nhiên
  2. Monome và mắt xích trong polime có cấu tạo giống nhau
  3. Xenlulozơ có thể bị đề polime khi được đun nóng
  4. Phân tử polime do nhiều đơn vị mắt xích tạo thành

Câu 6: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

  1. isopeopan
  2. toluen
  3. ancol isopropylic
  4. isopren

Câu 7: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit terephtalic với chất nào saụ đây?

  1. etilen
  2. glixerol
  3. etylen glicol 
  4. ancol etylic

Câu 8: Loại tơ nào sau đây được đều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  1. Tơ visco
  2. Tơ nilon–6,6 
  3. Tơ nitron.
  4. Tơ xenlulozơ axetat

Câu 9: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ

  1. tơ visco
  2. tơ tằm
  3. tơ capron
  4. tơ nilon-6,6

Câu 10: Cacbohiđrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco?

  1. Saccarozơ
  2. Tinh bột
  3. Xenlulozơ
  4. Glucozơ

Câu 11: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau

  1. CH2=CHCl
  2. CH2=CH2
  3. CH2CHCH2Cl
  4. CH3CH=CH2

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau

X  Y  Z  T  poli(vinyl axetat)

X là chất nào dưới đây?

  1. C2H5OH
  2. CH3COOH
  3. CH3CHO
  4. CH CH

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây đúng?

  1. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.
  2. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  3. Các polime dễ bay hơi.
  4. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ.

Câu 14: Polistiren không tham gia được phản ứng nào sau đây?

  1. Tác dụng với axit HCl
  2. Tác dụng với Cl2/t0
  3. Đepolime hóa
  4. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao
  2. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ tằm và len là protein
  3. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ nilon và poliamit
  4. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1:  Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là

  1. (2), (3), (6) 
  2. (2), (5), (6)
  3. (1), (4), (5) 
  4. (1), (2), (5)

Câu 2: Cho các chất : caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

  1. (1), (3) và (5) 
  2. (3), (4) và (5)
  3. (1), (2) và (3) 
  4. (1), (2) và (5)

Câu 3: Cho các chất: O2N[CH2]6NO2 và Br[CH2]6Br. Để tạo thành tơ nilon–6,6 từ các chất trên (các chất vô cơ và điều kiện cần có đủ) thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là

  1. 3
  2. 6
  3. 5
  4. 4

Câu 4: Cho các phân tử polime: tinh bột (amilozơ), xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), nhựa bakelit. Số polime có mạch không phân nhánh là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 5: Cho các polime PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime có dạng cấu trúc mạch không phân nhánh là

  1. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
  2. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.
  3. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin.
  4. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, xenlulozơ.

Câu 6: Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là

  1. 2 6 3  4  5  1
  2. 3 6 2  4  5  1
  3. 3 6 2  4  5  1
  4. 4 6 3  2  5  1

Câu 7: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35 000. Công thức một mắt xích của X là

  1. -CH=CCl-
  2. -CCl=CCl-
  3. -CH2-CHCl-
  4. -CHCl-CHCl

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm của 1 vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây

+ Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4

+ Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10% đun sôi, để nguội

+ Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng là các ống nghiệm 1’, 2’, 3’, 4’

+ Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm 1’, 2’. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3’, 4’

Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ống 1’ không có hiện tượng
  2. Ống 4’ có màu xanh lam
  3. Ống 2’ có kết tủa trắng
  4. Ống 3’ có màu tím đặc trưng

Câu 2: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)

  1. 2,52
  2. 3,6
  3. 2,8
  4. 2,55

Câu 3: Khi trùng ngưng 13,1 gam axit -aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Gía trị của m là

  1. 9,328 gam
  2. 10,41 gam
  3. 11,66 gam
  4. 9,04 gam

Câu 4: Hệ số polime hóa của polietilen (PE) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000?

  1. 5 627
  2. 4 286
  3. 3 280
  4. 4 289

Câu 5: Tiến hành clo hóa poli(vinl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trùng hợp 65,0 g stiren bằng cách đun nóng chất này với một lượng nhỏ chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (đã loại hết benzoyl peoxit) vào 1,0 lít dung dịch brom 0,15M; sau đó cho thêm KI (dư) thấy sinh ra 6,35 g iot. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp stiren là

  1. 80%
  2. 70%

C . 60%

  1. 90%

Câu 2: Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-ddien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80% N2 và 20% O2), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5 độ C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41 % CO2 về thể tích). Tỉ lệ mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là

  1. 1 : 2
  2. 3 : 2
  3. 2 : 3
  4. 2 : 1

Câu 3: Cao su buna-N (hay cao su nitrile; NBR) là cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,... Để xác định tỉ lệ mắt xích butađien (CH2=CH-CH=CH2) và acrilonitrin (CH2=CH-CN) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O (trong đó CO2 chiế 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là

A.1 : 3

  1. 5 : 4
  2. 3 : 4
  3. 4 : 3

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay