Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 15: luyện tập: polime và vật liệu polime

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: luyện tập: polime và vật liệu polime. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

BÀI 15: LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng giữa axit terephtalic với chất nào sau đây ?

A. Etilen

B. Etylen glicol

C. Ancol etylic

D. Glixerol

Câu 2: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây?

A. Caprolaclam

B. Axit -aminocaproic

C. Acrilonitrin

D. Vinyl clorua

Câu 3: Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

A. C, H, N, O

B. C, H, N

C. C, H

D. C, H, Cl

Câu 4: Polime nào sau đây được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas?

A. Poli(vinyl clorua)

B. Polietilen

C. Poliacrilonitrin

D. Poli(metyl metacrylat)

Câu 5: Dãy gồm các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

A. nhựa novolac, tơ nitron, poli(vinyl clorua).

B. tơ visco, amilopectin, poli isopren.

C. amilopectin, glicogen, poli(metyl metacrylat).

D. amilopectin, glicogen.

Câu 6: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là

A. nilon-6,6, nilon-6, amilozơ.

B. xenlulozơ, poli(vinyl clorua), nilon-7.

C. polistiren, amilopectin, poliacrilonitrin.

D. tơ lapsan, tơ axetat, polietilen.

Câu 7: Nhận xét sai là

A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Poli(ure-fomanđehit) được điều chế từ ure và fomanđehit trong môi trường axit.

C. Tơ lapsan có nhóm chức este.

D. Trong mỗi mắt xích của poli(metyl metacrylat) chế tạo thủy tinh plexiglas có 5 nguyên tử cacbon.

Câu 8: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A. stiren

B. tolune

C. caprolactam

D. acrilonnitrin

Câu 9: Polime nào sau là polime tổng hợp và được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng?

A. sợi lapsan

B. chất dẻo poli metylmetacrylac

C. sợi viso

D. tơ nitron

Câu 10: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?

A. Tơ lapsan từ etylen glicol và axit terephtalic.

B. Tơ capron từ axit -amino caproic

C. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin.

D. Tơ nilon-6,6 từ hexametylenđiamin và axit ađipic.D

Câu 11: Các loại polime thuộc loại tơ nhân tạo là

A. tơ nilon-6,6 và tơ capron

B. tơ tằm và tơ vinilon.

C. tơ visco và tơ nilon-6,6

D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat

Câu 12: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. Poli(metyl metacrylat)

B. Polistiren

C. Poli(etylen terephtalat)

D. Poliacrilonitrin

Câu 13: Trong số các polime nào cho dưới đây polime nào không phải là polime tổng hợp.

A. Tơ xenlulozo axetat

B. Tơ capron

C. Polistiren- PS

D. Poli(vinyl clorua)- PVC

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Cho dãy các chất: C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam). Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 2: Cho các chất sau: isopren, stiren, xilen, axetilen, caprolactam, toluen, xenlulozo, cumen. Có bao nhiêu chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 3: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch thẳng là

A. 7

B. 8

C. 6

D. 9

Câu 4: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch thẳng là

A. 9

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 5: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6(a); poli(phenol-fomanđehit)(b); tơ nitron(c); teflon(d); poli(metyl metacrylat)(e); tơ nilon-7(f). Dãy gồm các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. (c), (d), (e).

B. (a), (b), (f).

C. (b), (c), (d).

D. (b), (c), (e).

Câu 6: Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là

A. Polistiren, amilozơ, amilopectin,tơ capron, poli(metyl metacrylat).

B. Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).

C. Amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat).

D. Tơ capron và teflon.

Câu 7: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 7

B. 6

C. 8

D. 9

Câu 8: Cho các chất sau: isopren, stiren, xilen, axetilen, caprolactam, toluen, xenlulozo, cumen. Có bao nhiêu chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 9: Cho các polime : (1) polietylen ,(2) poli(metyl metacrylat) ,(3) polibutađien,(4) poli stiren, (5)poli(vinyl axetat)và (6)tơ ninon -6,6. Trong các polime trên các polime có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là

A. (2), (3), (6)

B. (1), (2), (5)

C. (2), (5), (6)

D. (1), (4), (5)

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.

(2) Điều chế poli (vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic.

(3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với stiren.

(4) Trong một nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.

(5) Trong điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.

(6) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.

(7) Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và (NH4)2HPO4.

(8) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau

Axetilen  X  Y  Z T  Nhựa novolac

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Vinylclorua, benzen, phenyl clorua, phenol.

B. Benzen, phenyl clorua, natriphenolat, phenol.

C. Xiclohexan, benzen, phenylclorua,natriphenolat.

D. Etilen, benzen, phenylclorua, phenol.

Câu 3: Một đoạn cao su buna-S và tơ nilon-6,6 có phân tử khối là 23700 và 56500. Số mắt xích có trong đoạn cao su buna-S và tơ nilon-6,6 lần lượt là

A. 156 và 298

B. 168 và 224.

C. 172 và 258

D. 150 và 250

Câu 4: Thuỷ phân 1 250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là

A. 328

B. 479

C. 382

D. 453

Câu 5: Cao su lưu hoá có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua –S-S- ? (Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su).

A. 56

B. 66

C. 46

D. 36

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Biết hiệu suất của phản ứng điều chế này là 90%. Thể tích axit nitric 99,67% (có khối lượng riêng 1,52 g/ml) cần dùng để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat là

A. 7,86 lít

B. 11,28 lít

C. 27,72 lít

D. 36,5 lít

Câu 2: Chất dẻo PVC được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích CH4) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau:

CH4 C2H2 C2H3Cl PVC

Thể tích khí thiên nhiên (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) cần để điều chế được 8,5 kg PVC (biết khí thiên nhiên chứa 95% CH4 về thể tích) là

A. 22,4 m3

B. 50 m3

C. 45 m3

D. 47,5 m3

Câu 3: Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic (có H2SO4 làm xúc tác) tạo ra 9,84 gam este axetat và 4,8 gam CH3COOH, công thức của este axetat có dạng là

A. [C6H7O2(OOCCH3)2OH]n.

B. [C6H7O2(OOCCH3)3]n và [C6H7O2(OOCCH3)2OH]n.

C. [C6H7O2(OOCCH3)3]n.

D. [C6H7O2(OOCCH3)(OH)2]n.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay