Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 2: Lipit

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Lipit . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT

BÀI 2. LIPIT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và

  1. C17H35COONa
  2. C17H33COONa
  3. C15H31COONa
  4. C17H31COONa

Câu 2: Phân tử khối của tristearin là

  1. 884
  2. 806
  3. 868
  4. 890

Câu 3: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây?

  1. Etanol
  2. Etylen glicol
  3. Glixerol
  4. Metanol

Câu 4: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

  1. phenol
  2. glixerol
  3. ancol đơn chức
  4. este đơn chức

Câu 5: Axit nào sau đây là axit béo?

  1. Axit glutamic
  2. Axit benzoic
  3. Axit latic
  4. Axit oleic

Câu 6: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng

  1. tách nước
  2. hidro hóa
  3. đề hidro hóa
  4. xà phòng hóa

Câu 7: Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5

  1. triolein
  2. tristearin
  3. trilinolein
  4. tripanmitin

Câu 8: Số nhóm COO có trong phân tử một chất béo là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 9: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

  1. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
  2. Dung dịch NaOH (đun nóng)
  3. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
  4. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các axit béo no, tồn tại ở trạng thái rắn
  2. Dầu thực vật chủ yếu chứa các axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng
  3. Hidro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành chất béo rắn (bơ nhân tạo)
  4. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước

Câu 11: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

  1. Tristearin
  2. Metyl axetat
  3. Metyl fomat
  4. Benzyl axetat

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn
  2. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối
  3. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol
  4. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn

Câu 13: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

  1. 4
  2. 3
  3. 5
  4. 6

Câu 14: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo lỏng?

  1. (C15H31COO)3C3H5
  2. (C17H33COO)3C3H5
  3. (C17H35COO)3C3H5
  4. (C17H33COO)2C3H6

Câu 15: Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều kiện thường) thì người ta cho chất béo lỏng phản ứng với

  1. H2, đun nóng, xúc tác Ni
  2. khí oxi
  3. nước brom
  4. dung dịch NaOH đun nóng

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?

  1. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 (C3H7O3)2Cu + 2H2O
  2. C2H5OH C2H4 + H2O
  3. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
  4. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 40%

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tực khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoàng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15-20ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên

Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?

  1. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắn nổi lên là glixerol
  2. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp
  3. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra
  4. Trong thí nghiệm trêm, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 2,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Gía trị của a là

  1. 0,2
  2. 0,15
  3. 0,1
  4. 0,3

Câu 4: Cho các phát biểu sau

(a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo

(b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,...

(c) Chất béo là các chất lỏng

(d) Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu

(e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch

(g) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.

  1. (a), (b), (c)
  2. (a), (b), (d), (g)
  3. (c), (d), (e)
  4. (a), (b), (d), (e)

Câu 5: Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 10,6 mol O2 thu được CO2 và 126 gam H2O. Mặt khác, cho 0,75 mol X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được glixerol và m gam hỗn hợp gồm natri oleat và natri stearat. Gía trị của m là

  1. 456,75
  2. 122,0
  3. 360,80
  4. 73,08

Câu 6: Cho các phát biểu sau

(1) Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ (ete, xăng…

(2) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol

(3) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5

(4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

(5) Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo

(6) Chất béo được dùng trong sản xuất mì sợi, đồ hộp,…

(7) Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo được dùng để điều chế xà phòng

(8) Lipit thuộc loại chất béo

(9) Đa số các chất thuộc loại lipit không tan trong nước, một số có khả năng tan trong nước.

Số phát biểu đúng là

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 3

Câu 7: Khi xà phòng hóa trieste X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri fomat, natri axetat và natri acrylat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hidro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Gía trị của m2

  1. 57,2
  2. 52,6
  3. 42,6
  4. 53,2

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 12,96 gam nước. Mặt khác nếu cho 21 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1,2M sau đó cô cạn dung dịch thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của axit tạo ra X là

  1. C5H6O3
  2. C5H8O3
  3. C5H10O3
  4. C5H10O2

Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước như sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 4%

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ rồi để yên.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổ lên là glixerol

(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp

(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự

(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol

Số phát biểu đúng là

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a ga triglixerit X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được 2,85 mol CO2 và 47,7 gam H2O. Mặt khác, cho a gam chất X hiđro hóa hoàn toàn thu được chất Y rồi thủy phân hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chưa b gam muối. Gía trị của b là

  1. 44,30 gam
  2. 41,82 gam
  3. 45,90 gam
  4. 45,82 gam

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn (m + 4,32) gam triglixerit X cần dùng 3,1 mol O2, thu được H2O và 2,2 mol CO2. Mặt khác, cũng lượng X trên tác dụng tối đa với 0,08 mol H2 (Ni, to). Nếu cho (m + 4,32) gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam muối. Gía trị của a là

  1. 31,01
  2. 33,07
  3. 37,36
  4. 31,15

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,0 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là

  1. 39,43%
  2. 37,99%

C . 37,25%

  1. 38,72%

Câu 2: Hỗn hợp E chứa ba axit béo X, Y, Z và chất béo T được tạo ra từ X, Y, Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 52,24 gam E cần dùng vừa đủ 4,72 mol O2. Nếu cho lượng E trên vào dung dịch nước Br2 dư thì thấy có 0,2 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, cho lượng E trên vào dung dịch NaOH (dư 15% so với lượng phản ứng) thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m gần nhất với

  1. 56,0
  2. 55,0
  3. 57,0
  4. 58,0

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều mạch hở, thuần chức, thu được 0,38 mol nước. Mặt khác, thủy phân hất 12,36 gam X cần dùng 160 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa muối của 2 axit cacboxylic đơn chức, hơn kém nhau 1 nguyên tử C. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 4,76 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là

  1. 67,66%
  2. 72,03%
  3. 74,43%
  4. 49,74%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay