Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 31: sắt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 31: sắt . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Hóa học 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNGBÀI 31: SẮT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sắt?
A. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.
B. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
C. Có tính nhiễm từ.
D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Mg
B. kim loại Ba
C. kim loại Ag
D. kim loại Cu
Câu 3: Cho phản ứng hóa học
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
C. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu
Câu 4: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hơn 570°C thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe(OH)2.
D. Fe2O3.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa?
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. FeO.
D. Fe2(SO4)3.
Câu 6: Kim loại Fe thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng
B. HCl loãng
C. HNO3 đặc, nguội
D. HCl đặc, nguội
Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây được viết không đúng?
A. 2Fe + 2O2 Fe3O4
B. 2Fe + 3I2 2FeI3
C. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
D. Fe + S FeS
Câu 8: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt (II) cần lấy
A. dư HNO3
B. dư Cu
C. HNO3 loãng
D. dư Fe
Câu 9: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)?
A. dung dịch HCl đặc
B. dung dịch AgNO3 dư
C. dung dịch HNO3 loãng
D. Cl2
Câu 10: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + dung dịch Cu(NO3)2
B. FeO + dung dịch HNO3
C. FeS + dung dịch HNO3
D. Fe + dung dịch AgNO3 dư
Câu 11: Cấu hình electron của Fe là
A. [Ar]3d8
B. [Ar]3d64s2
C. [Ar]4s23d6
D. [Ar]4s2
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).2 536
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Câu 13: Cấu hình electron của Fe2+ là
A. [Ar]3d64s2
B. [Ar]3d8
C. [Ar]3d5
D. [Ar]3d6
Câu 14: Mệnh đề không đúng là
A. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự Fe2+, H+, Cu2+, Ag+
B. Fe3+ oxi hóa mạnh hơn Cu2+
C. Fe2+ oxi hóa được Cu
D. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch
Câu 15: Phản ứng nào dưới đây tạo thành sản phẩm là muối sắt (II)?
A. FeSO4 + Ba(NO3)2
B. Fe + HNO3 loãng
C. Fe + Cl2
D. Fe(OH)2 + HNO3 đặc, nóng
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho dãy các chất FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3, FeSO4. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 2: Cho a mol Fe tác dụng với 5a mol HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO2 và dung dịch A chứa
A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và HNO3
D. Fe(NO3)3
Câu 3: Cho chuỗi phản ứng sau
X X1 X2 X
X là
A. Al
B. Zn
C. Mg
D. Fe
Câu 4: Trong 3 chất Fe, Fe2+, Fe3+. Chất X chỉ có tính khử, chất Y chỉ có tính oxi hoá, chất Z vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Fe, Fe3+ và Fe2+.
B. Fe3+, Fe và Fe2+.
C. Fe2+, Fe và Fe3+.
D. Fe, Fe2+ và Fe3+.
Câu 5: Hòa tan 5,6g Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 3,36
B. 2,24
C. 4,48
D. 6,72
Câu 6: Cho 8,4g sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 32,4.
B. 48,6.
C. 42,12.
D. 16,2.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,8
B. 2,24
C. 1,12
D. 0,56
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Nhúng một lá Fe vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3; AgNO3 dư; CuSO4; HCl; HNO3( đặc, nguội dư); H2SO4 (đặc, nóng, dư); H2SO4(loãng), HNO3 (loãng, dư). Số trường hợp tạo muối sắt (III) là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 2: Hòa tan 2,24 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,4 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 18,3
B. 8,61
C. 7,36
D. 9,15
Câu 3: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48.
B. 17,8 và 2,24.
C. 10,8 và 4,48.
D. 10,8 và 4,48
Câu 4: Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 13,5 gam.
B. 15,98 gam.
C. 18,15 gam.
D. 16,6 gam.
Câu 5: Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2(đkc). Giá trị của m là
A. 24 gam
B. 26 gam
C. 20 gam
D. 22 gam
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 17,04 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 660 mol dd HCl 1M dư thu được dd A và 1,68 lít H2 đktc . Cho AgNO3 dư vào A thấy thoát ra 0,336 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) và tạo thành m g kết tủa. Giá tri của m là
A. 99,06g
B. 94,02g
C. 102,81g
D. 94,71g
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng, thu được dung dịch Y và V lít khí NO( đktc, là sản phẩm khử duy nhất của NO3–). Cho 350ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 4,48 lít
B. 5,60 lít
C. 5,04 lít
D. 3,36 lít
Câu 3. Cho 38,4 gam hh Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng với 2,4 mol HNO3 (dư) trong dung dịch, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với 1400 ml dung dịch NaOH 1M thu được 42,8 gam kết tủa. Giá trị của V là?
A. 3,36 lít
B. 11,2 lít
C. 6,72 lít
D. 8,96 lít