Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và Xenlulozơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Hóa học 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

CHƯƠNG 2: GLUCOZƠ

BÀI 6: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là

  1. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh
  2. đều tham gia phản ứng tráng gương
  3. đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”
  4. đều có trong củ cải đường

Câu 2: Thuốc thử để nhận biết tinh bột là

  1. Br2
  2. Cu(OH)2
  3. I2
  4. AgNO3/NH3

Câu 3: Saccarozơ thuộc loại

  1. polisaccarit
  2. đisaccarit
  3. đa chức
  4. monosaccarit

Câu 4: Tinh bột và saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

  1. Hòa tan Cu(OH)2
  2. Trùng ngưng
  3. Thủy phân
  4. Tráng gương

Câu 5: Tính chất vật lý của xenlulozơ là

  1. chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
  2. chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
  3. chất rắn màu trắng, tan trong nước
  4. chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

Câu 6: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299 700 đvC. Số mắt xích (- C6H10O5 -) trong phân tử tinh bột là

  1. 2 050
  2. 1 850
  3. 1 950
  4. 1 750

Câu 7: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

  1. Đỏ
  2. Xanh
  3. Tím
  4. Vàng

Câu 8: Đồng phân của saccarozơ là

  1. tinh bột
  2. glucozơ
  3. fructozơ
  4. mantozơ

Câu 9: 1 mol X + 1 mol H2O  1 mol glucozơ + 1 mol fructozơ. X là

  1. mantozơ
  2. glucozơ
  3. fructozơ
  4. saccarozơ

Câu 10: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử

  1. nitơ
  2. hiđro
  3. cacbon
  4. oxi

Câu 11: Điểm khác nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là

  1. công thức phân tử
  2. tính tan trong nước lạnh
  3. cấu trúc phân tử
  4. phản ứng thủy phân

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
  2. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng số mắt xích trong phân tử
  3. Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối bằng nhau
  4. Tinh bột và xenlulozơ đều dễ tan trong nước

Câu 13: Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit thu được sản phẩm là

  1. glucozơ
  2. glucozơ và fructozơ
  3. fructozơ
  4. không bị thủy phân

Câu 14: Saccarrozơ là một loại ddissaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

  1. C6H12O6
  2. C2H4O2
  3. (C6H10O5)n
  4. C12H22O11

Câu 15: Phân tử saccarozơ được tạo bởi

  1. một gốc glucozơ và một gốc mantozơ
  2. hai gốc fructozơ
  3. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ
  4. hai gốc glucozơ

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau về saccarozơ

(1) Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, màu trắng, có vị ngọt, tan tốt trong nước.

(2) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt

(3) Tham gia phản ứng tráng gương khi đun nóng

(4) Hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam

(5) Thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng sinh ra glucozơ và fructozơ

Số phát biểu đúng là

  1. 4
  2. 3
  3. 2

Câu 2: Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là

  1. tinh bột và glucozơ
  2. tinh bột và saccarozơ
  3. xenlulozơ và glucozơ
  4. xenlulozơ và saccarozơ

Câu 3: Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ, sinh ra khí SO2 rất độc. Để hạn chế SO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng

(a) Bông tẩm nước

(b) Bông tẩm giấm ăn

(c) Bông khô

(d) Bông có tẩm nước vôi

Biện pháp hiệu quả nhất là

  1. (b)
  2. (d)
  3. (c)
  4. (a)

Câu 4: Cho các phát biểu sau về saccarozơ

(1) Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, màu trắng, có vị ngọt, tan tốt trong nước

(2) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt

(3) Tham gia phản ứng tráng gương khi đun nóng

(4) Hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam

(5) Thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng sinh ra glucozơ và fructozơ

Số phát biểu đúng là

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 4

Câu 5: Ở điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozơ. Tên gọi của X là

  1. xenlulozơ
  2. saccarozơ
  3. fructozơ
  4. amilopectin

Câu 6: Chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

  1. Mantozơ
  2. Tinh bột
  3. Xenlulozơ
  4. Saccarozơ

Câu 7: Cho một số tính chất

(1) Polisaccarit

(2) Không tan trong nước nguội

(3) Chất rắn, không màu

(4) Thủy phân tạo thành glucozơ

(5) Thủy phân tạo thành fructozơ

(6) Làm cho iot chuyển thành màu xanh tím

(7) Dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin

Những tính chất không phải của tinh bột là

  1. (2), (5), (6), (7)
  2. (3), (5)
  3. (2), (5), (7)
  4. (2), (3), (4), (6)

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tiến hành thủy phân m gam tinh bột gạo chứ 81% tinh bột, rồi lấy toàn bộ lượng glucozơ thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam bạc kim loại. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình 50%. Gía trị của m là

  1. 10,0
  2. 2,5
  3. 20,0
  4. 5,0

Câu 2: Để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất phản ứng 90%) cần dùng ít nhất V lít dung dịch HNO3 97,67% (D = 1,52 g/ml) phản ứng với lượng dư xenlulozơ. Gía trị của V là

  1. 27,23
  2. 27,72
  3. 28,29
  4. 24,95

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,13 gam một cacbohiđrat (X) thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối nhỏ hơn 400 và không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là

  1. glucozơ
  2. fructozơ
  3. mantozơ
  4. saccarozơ

Câu 4: Khi thủy phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Gỉa thiết hiệu suất phản ứng là 100%

  1. 0,89 kg
  2. 0,99 kg
  3. 0,90 kg
  4. 0,80 kg

Câu 5: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X thành 2 phần bằng nhau

Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạp ra 3,24 gam Ag

Phần 2 đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.

  1. 7,29
  2. 14,58
  3. 4,86
  4. 9,72

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Một mẩu saccarozơ có lẫn một lượng nhỏ glucozơ. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đun nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Gía trị của m là

  1. 21,6
  2. 10,8
  3. 32,4
  4. 64,8

Câu 2: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2 813 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành

6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + O2

Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với 1 ngày nắng (từ 6h – 17h) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucozơ tổng hợp được là bao nhiêu?

  1. 88,2 gam
  2. 90,2 gam
  3. 90,3 gam
  4. 88,3 gam

Câu 3: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia làm hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc bỏ phần không tan, cho dung dịch thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 6,48 gam Ag. Gỉa sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là

  1. 64,71%
  2. 35,29%
  3. 64,29%
  4. 35,71%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay