Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 9: Amin

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: AMIN . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

BÀI 9: AMIN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trong phân tử nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ:

  1. Glucozơ
  2. Saccarozơ
  3. Metylamin
  4. Etyl axetat

Câu 2: Chất nào sua đây là amin thơm

  1. CH3NH2
  2. C6H5CH2NH2
  3. C6H5NH2
  4. C2H5NHCH3

Câu 3: Chất nào sau đây không có khả năng làm xanh giấy quỳ?

  1. Anilin
  2. Metylamin
  3. Amoniac
  4. NaOH

Câu 4: Metylamin không phản ứng với

  1. dung dịch H2SO4
  2. H2 (xúc tác Ni, nung nóng)
  3. dung dịch HCl
  4. O2, nung nóng

Câu 5: Chất có tính bazơ mạnh nhất là

  1. CH3NH2
  2. C2H5NH2
  3. (C6H5)3N
  4. (CH3)2NH

Câu 6: Ước lượng kết quả của phép tính 12 346 + 34 976 khoảng mấy chục nghìn?

  1. 50 000
  2. 40 000
  3. 60 000
  4. 70 000

Câu 7: C6H5NH2 có tên gọi là

  1. Phenol
  2. Metyl amin
  3. Anilin
  4. Benzyl amin

Câu 8: Tên gọi của hợp chất CH3CH2NHCH3 là

  1. Metyletylamin
  2. Etylmetylamin
  3. Metyletanamin
  4. N-metyletylamin

Câu 9: Chất nào sau đâu thuộc loại amin bậc ba?

  1. CH3NH2
  2. C2H5NH2
  3. (CH3)3N
  4. CH3NHCH3

Câu 10: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

  1. 4
  2. 3
  3. 5
  4. 2

Câu 11: Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  1. bằng một hay nhiều gốc NH2
  2. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon
  3. bằng một hay nhiều gốc Cl
  4. bằng một hay nhiều gốc ankyl

Câu 12: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

  1. CnH2nN
  2. CnH2n+1N
  3. CnH2n+3N
  4. CnH2n+2N

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển xanh
  2. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước
  3. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm
  4. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl

Câu 14: Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự lực bazơ?

  1. anilin, metylamin, amoniac
  2. anilin, amoniac, metylamin
  3. amoniac, etylamin, anilin
  4. etylamin, anilin, amoniac

Câu 15: Cho các chất phenol, stiren, benzen, toluen, anilin, glixerol. Số chất tác dụng được với dung dịch nước Brom ở điều kiện thường là

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

  1. 5
  2. 3
  3. 4
  4. 6

Câu 2: Đốt cháy hết 4,5 gam đimetylamin thu được sản phẩm gồm N2, H2O và a mol khí CO2. Gía trị của a bằng

  1. 0,30
  2. 0,15
  3. 0,10
  4. 0,20

Câu 3: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất CH3NH2, NH3, C6H5OH, C6H5NH2 và các tính chất được ghi ở bảng sau

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (0C)

182

184

- 6,7

- 33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. X là NH3
  2. Z là CH3NH2
  3. T là C6H5NH2
  4. Y là C6H5OH

Câu 4: Cho các phát biểu sau

(1) Amin có từ 3 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân

(2) Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH2 bằng một hay nhiều gốc cacbonyl

(3) Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm

(4) Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin

Có mấy số phát biểu không đúng?

  1. 2
  2. 1
  3. 4
  4. 3

Câu 5: Cho m gam một amin đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được 8,15 gam muối. Công thức phân tử của amin là

  1. C2H7N
  2. C4H9N
  3. C2H5N
  4. C4H11N

Câu 6: Amin X đơn chức, mạch hở có nitơ chiếm 16,092% (về khối lượng). Số đồng phân amin bậc hai của X là

  1. 7
  2. 5
  3. 6
  4. 4

Câu 7: Cho các chất etylamoni clorua, đimetyl amoni clorua, phenyl amoni clorua và amoni clorua. Thứ tự ứng với tính axit tăng dần là

  1. etylamoni clorua < đimetyl amoni clorua < phenyl amoni clorua < amoni clorua
  2. đimetyl amoni clorua < etylamoni clorua < amoni clorua < phenyl amoni clorua
  3. đimetyl amoni clorua < etylamoni clorua < phenyl amoni clorua < amoni clorua
  4. amoni clorua < phenyl amoni clorua < đimetyl amoni clorua < etylamoni clorua

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

  1. 0,45 gam
  2. 0,38 gam
  3. 0,31 gam
  4. 0,58 gam

Câu 2: Cho 70,8 gam dung dịch amin X (no, đơn chức, bậc hai) nồng độ 15% tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 17,19 gam muối khan. Tên gọi của X là

  1. N-etyletanamin
  2. đimetyamin
  3. etylmetylamin
  4. isopropylamin

Câu 3: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (trong đó số mol X lớn hơn Y). Đốt cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của Y trong 0,26 mol E bằng bao nhiêu>

  1. 10,32 gam
  2. 10,55 gam
  3. 10,00 gam
  4. 12,00 gam

Câu 4: X là amin no đơn chức, mạch hở và Y là amin no 2 chức, mạch hở có cùng số cacbon

+ Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối.

+ Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối

  1. 38 gam
  2. 40,9 gam
  3. 48,95 gam
  4. 32,525 gam

Câu 5: Hỗn hợp X gồm một amin và O2, (lấy dư so với lượng phản ứng). Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X thu được 105 ml hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước, O2 và N2. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 đặc thấy còn 91 ml. Tiếp tục cho qua dung dịch KOH đặc thấy còn 83ml. Vậy công thức của amin đã cho là

  1. CH5N
  2. C3H9N
  3. C4H12N2
  4. C2H7N

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hỗn hợp X chứa 1 amin no, mạch hở, đơn chức (đồng đẳng liên tiếp, tỷ lệ mol 4 : 1), một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol X cần dùng vừa đủ 1,76 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 41,36 gam CO2 và 0,1 mol N2. Phần trăm khối lượng ankan có trong X gần nhất với

  1. 24,2%
  2. 36,8%
  3. 25,0%
  4. 18,8%

Câu 2: Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết ( ) nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1 : 5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vưa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của etylamin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  1. 71%
  2. 29%
  3. 70%
  4. 30%

Câu 3: Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm hai amin bậc một (tỉ lệ mok 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch V. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X thu được hỗn hợp khí và hơi. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí và hơi đó vào dung dịch Ba(OH)2 dư, lạnh thì thu được m gam kết tủa và thoát ra 1,344 lít (đktc) một khí duy nhất. Gía trị của m là

  1. 23,64
  2. 78,8
  3. 11,82
  4. 39,4

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay