Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 38: luyện tập: tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 38: luyện tập: tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

BÀI 38: LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CROM, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Crom không tác dụng với nước vì

A. có lớp oxi bảo vệ.

B. có lớp hiđroxit bảo vệ.

C. khí H2 ngăn cản phản ứng.

D. có thế điện cực chuẩn lớn.

Câu 2: Crom không tác dụng được với

A. O2, Cl2 ở nhiệt độ cao.

B. HNO3, H2SOloãng, nóng.

C. HCl loãng, nóng.

D. HNO3, H2SO4 đặc nguội.

Câu 3: Ở nhiệt độ thường kim loại crom có cấu trục mạng tinh thể là

A. Lập phương tâm diện

B. Lập phương tâm khối

C. Lập phương

D. Lục phương

Câu 4: Crom được dùng để mạ và bảo vệ kim loại vì

A. làm điện cực hi sinh nếu bị ăn mòn điện hóa, do có thế điện cực chuẩn lớn.

B. Cr là kim loại kém hoạt động nên không tác dụng với các chất ăn mòn.

C. có lớp vỏ oxit bền, ngăn cản kim loại bên trong tiếp xúc với nước và không khí.

D. crom có độ cứng cao.

Câu 5: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O

B. Na2CrO4, NaClO, H2O

C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O

D. Na2CrO4, NaCl, H2O

Câu 6: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2Cr + KClO3 → Cr2O3 + KCl.

B. 2Cr + 3KNO3 → Cr2O3 + 3KNO2.

C. 2Cr + N2 → 2CrN.

D. 2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.

Câu 7: Công thức của natri cromat là

A. Na2CrO4

B. NaCrO2

C. K2CrO4

D. Na2Cr2O7

Câu 8: Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là

A. CrO, Cr2O3, CrO3.

B. CrO3, Cr2O3, CrO

C. CrO3, CrO, Cr2O3. 

D. Cr2O3, CrO, CrO3.

Câu 9: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sunfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh

B. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh

D. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ tím

Câu 10: Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng

A. CuSO4 khan

B. MgSO4 khan

C. CaSO4 khan

D. Na2SO4 khan

Câu 11: Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng

A. CuCl2 (màu xanh)

B. CuCO3.Cu(OH)2 (màu xanh)

C. CuS (màu đen)

D. CuO (màu đen)

Câu 12: Thêm NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa MgCl2, AlCl3, FeCl3 và CuCl2 thu được kết tủa X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, còn lại chất rắn không tan Z. Chất rắn Z là

A. Mg(OH)2, Fe(OH)3

B. Fe(OH)3

C. Cu(OH)2, Fe(OH)3

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3

Câu 13: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH dư

B. HCl dư

C. AgNO3

D. NH3

Câu 14: Cho phương trình

aCuFeS2 + bHNO3  cCu(NO3)2 + dFe(NO3)3 + eH2SO4 + fNO2

Gía trị của b là

A. 5

B. 10

C. 22

D. 19

Câu 15: Một mẫu nước thải được sục vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải sinh ra?

A. H2S

B. CO2

C. SO2

D. NO2

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau

- Tính oxi hóa rất mạnh.

- Tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7.

- Tan trong dung dịch kiềm tạo thành anion RO42- có màu vàng. Oxit đó là

A. SO3

B. CrO3

C. Cr2O3

D. Mn2O7

Câu 2: Một số hiện tượng sau

(1) Thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

(2) Thêm (dư) NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng

(3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH (dư)

(4) Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại

Số ý đúng là

A. 3

B.  2

C. 4

D. 1

Câu 3: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Lượng crom có trong hỗn hợp là

A. 0,065 gam

B. 1,04 gam

C. 0,560 gam

D. 1,015 gam

Câu 4: X và Y là 2 nguyên tố thuộc chu kì 3, trạng thái cơ bản nguyên tử của chúng đều có 1 electron độc thân và tổng số electron trên phân lớp p của lớp ngoài cùng của chúng bằng 6. X là kim loại và Y là phi kim. Z là nguyên tố thuộc chu kì 4, ở trạng thái cơ bản nguyên tử Z óc 6 electron độc thân. Kết luận không đúng về X, Y, Z là

A. Hợp chất của Y với hiđro trong nước có tính axit mạnh.

B. Oxit cao nhất của X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH.

C. X và Z đều tạo được hợp chất với Y.

D. Hiđroxit của X và Z là những hợp chất lưỡng tính.

Câu 5: Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Gía trị của m là

A. 6,50

B. 3,25

C. 13,00

D. 9,75

Câu 6: Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là

A. 4,48 lít

B. 1,12 lít

C. 2,24 lít

D. 3,36 lít

Câu 7: Khử hết m gam CuO bằng H2 dư, thu được chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Gía trị của m là  

A. 8,0

B. 6,4

C. 12,0

D. 9,6

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho các tính chất sau

(1) Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

(2) Tác dụng với dung dịch NaOH

(3) Tác dụng với dung dịch AgNO

(4) Tác dụng với dung dịch HCl đặc nguội

(5) Tác dụng với dung dịch HNO đặc nóng

(6) Tác dụng với Cl ở nhiệt độ thường

(7) Tác dụng với O nung nóng

(8) Tác dụng với S nung nóng

Trong các tính chất này, Al và Cr có chung

A. 5 tính chất

B. 4 tính chất

C. 2 tính chất

D. 3 tính chất.

Câu 2: Nung nóng 23,3 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M (loãng). Nếu hòa tan hết X bằng dung dịch HCl thì cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl, Gía trị của a là

A. 0,9

B. 1,5

C. 1,3

D. 0,5

Câu 3: Cho 42,4 g hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn không tan. Gía trị của m là

A. 6,4

B. 9,6

C. 12,8

D. 19,2

Câu 4: Cho V lít khí H2 (đktc) đi qua bột CuO (dư) đun nóng, thu được 32 g Cu. Nếu cho V lít H2 (đktc) đi qua bột FeO (dư) đun nóng thì khối lượng Fe thu được (giả sử hiệu suất của các phản ứng là 100%) là

A. 28 g

B. 24 g

C. 26 g

D. 30 g

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ag2O và 0,2 mol Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được hỗn hợp muối khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là

A. 26,8 g

B. 13,4 g

C. 34,4 g

D. 37,6 g

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Để tác dụng vừa đủ với m gam hỗn hợp X gồm Cr và kim loại M có hóa trị không đổi cần vừa đúng 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2 có tỷ khối đối với H2 là 27,7 thu được 11,91 gam hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng dư dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là 

A. Ca

B. Cu

C. Zn

D. Mg

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong X lần lượt là

A. 12,5% và 11,8%

B. 13,6% và 11,4%

C. 10,5% và 11,4%i

D. 10,5% và 13,6%

Câu 3: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ) thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào dung dịch A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi được 45,0 gam chất rắn E. Gía trị gần nhất của m là

A. 6,6 gam

B. 8,8 gam

C. 11,0 gam

D. 13,2 gam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay